Nhu cầu thuộc vềlà 1 động cơ cơ bản của con người. Khi con người bị từ chối về mặt xã hội, họ nỗ lực rất lớn để phù hợp với xã hội và lấy lại sự ủng hộ để duy trì lòng tự trọng của họ. Sự từ chối xã hội cũng có những hậu quả quan trọng đối với hạnh phúc và trí thông minh. Đồng thời, nhu cầu về tính duy nhất cũng là 1 động cơ cơ bản của con người. Khi con người bị đối xử quá giống với người khác, họ (đôi lúc trong vô thức) nỗ lực làm bất cứ việc gì để làm họ nổi bật. Ví dụ, những người bị đe doạ đến tính độc nhất của họ đã nhanh chóng sử dụng những ngôn từ không đụng hàng và có nhiều khả năng sẽ thể hiện những thái độ ít phổ biến.
Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra? Làm thế nào mà con người vừa có cả nhu cầu được thuộc về và nhu cầu về tính độc nhất? Vâng, con người rất phức tạp! Chúng ta có rất nhiều động cơ, nhiều động cơ trong số đó thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người cố gắng cân bằng giữa những động cơ khác nhau của họ, và mỗi động cơ được thoả mãn với những mức độ vừa phải.Đó là đối với phần lớn mọi người. Bất kỳ ai đã từng xem American Idol đều biết rằng đối với một số người, nhu cầu về tính độc nhất được xem trọng hơn. Điều này có thể có những tác động đến tính sáng tạo.
Theo định nghĩa, những giải pháp sáng tạo là những giải pháp không bình thường, liên quan đến sự tái tổ hợp của các ý tưởng. Những ý tưởng khác nhau, không bình thường và những sự kết hợp từ xa là những điểm nổi bật của tư duy sáng tạo. Có lẽ những người thích tách biệt bản thân khỏi những người khác có nhiều khả năng tìm thêm những sự kết hợp từ những nơi không bình thường và suy nghĩ vượt ra ngoài những ý tưởng thông thường.
Nghiên cứu ủng hộ quan điểm này. Nhu cầu muốn được xem là tách biệt với những người khác trong 1 nhóm nâng cao cả sự không theo lề thói và tính sáng tạo. Ngược lại, một tư duy phụ thuộc lẫn nhau từng cho thấy làm dập tắt tinh thần độc lập vốn tốt nhất cho việc tạo ra những giải pháp sáng tạo. Những người thông báo có 1 nhu cầu về tính độc nhất cao thì tạo ra những sự kết hợp từ độc đáo hơn, có những câu chuyện và những bức vẽ sáng tạo hơn.
Điều đó làm dấy lên 1 ý tưởng hấp dẫn: có lẽ những người có 1 nhu cầu về tính độc nhất cao thì ít nhạy cảm hơn trước sự từ chối xã hội. Có thể sự từ chối xã hội thậm chí còn kích thích tính sáng tạo của họ! Quả thật, một số bộ óc sáng tạo nhất mọi thời đại đã phải đối mặt với sự từ chối xã hội và sự cô lập ở những mức độ rất cao. Tất nhiên, cũng có thể cái tính không theo thói thường của những người sáng tạo làm cho họ trở thành những người ngoài cuộc của xã hội. Mặt quan hệ nhân quả ở đây không được rõ ràng.
Qua 3 nghiên cứu, Sharon Kim, Lynne Vincent và Jack Goncalo đã từ chối dứt khoát với những người tham gia bằng cách nói rằng họ không được chọn vào trong 1 nhóm. Trong điều kiện khác, họ nói với những người tham gia rằng họ sẽ được tham gia vào nhóm sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ. Sau khi hoặc là bị từ chối hoặc được chấp nhận, những người tham gia sau đó được cho 7 phút để hoàn thành 1 thang đo về tính sáng tạo được gọi là Remote Associations Test (RAT), họ được yêu cầu tìm 1 từ để kết nối với 3 từ dường như không có liên quan với nhau (ví dụ, cá, của tôi, và vội vàng).
Trong nghiên cứu đầu tiên của họ, họ phát hiện thấy sự từ chối xã hội làm tăng tính sáng tạo. Tuy nhiên, những người bị từ chối và thông báo về nhu cầu tính độc nhất cao hơn thì thực hiện tốt nhất trong bài test về tính sáng tạo. Họ phát hiện thấy không có sự khác biệt trong ảnh hưởng tích cực đối với những người bị và không bị từ chối. Điều này không gây sốc. Nghiên cứu trước của Roy Baumeister và cộng sự phát hiện thấy mọi người mô tả về phản ứng ban đầu của họ trước sự từ chối là "tê liệt hoặc thiếu cảm xúc".
Trong nghiên cứu thứ 2, các nhà nghiên cứu chủ yếu hướng đến thái độ độc nhất bằng cách yêu cầu mọi người khoanh tròn những đại từ trong 1 tác phẩm văn học ngắn. Trạng thái 'độc lập' liên quan đến việc khoanh tròn những đại từ ngôi thứ nhất ( như 'tôi', 'của tôi'), trong khi đó trạng thái 'phụ thuộc lẫn nhau' liên quan đến việc khoanh tròn những đại từ chỉ tập hợp (như 'chúng tôi', 'của chúng tôi'). Những người chủ yếu có quan niệm về bản thân độc lập đã xử lý được nhiều vấn đề sáng tạo 1 cách đúng đắn hơn theo sau sự từ chối hơn là sự bao gồm trong nhóm. Ngược lại, những người có quan niệm về bản thân phụ thuộc lẫn nhau xử lý được ít vấn đề hơn theo sau sự từ chối.
Trong nghiên cứu thứ 3 và cuối cùng, họ đo tính sáng tạo bằng cách yêu cầu mọi người vẽ những sinh vật từ 1 hành tinh 'không giống Trái đất'. Sau đó họ yêu cầu những người đánh giá đo tính sáng tạo của những bức vẽ bằng cách đánh giá mỗi người khác nhau nhiều thế nào từ tiêu chuẩn những động vật và con người Trái đất. Một lần nữa, những người chủ yếu có quan niệm về cái tôi độc lập thì có nhiều bức vẽ sáng tạo hơn theo sau sự từ chối hơn là sự bao gồm trong nhóm.
Tất cả các kết quả trên cho thấy sự từ chối có thể không đơn thuần là 1 kết quả của tính không theo thói thường của những người sáng tạo mà những kinh nghiệm bị từ chối thực sự có thể thúc đẩy tính sáng tạo. Những tác động đó còn phụ thuộc vào quan niệm về bản thân của 1 người. Đối với những người đầu tư nhiều để được thuộc về 1 nhóm bằng cách khẳng định những cảm xúc của sự phụ thuộc thì sự chối từ có thể kiềm chế họ. Nhưng đối với những ai có nhu cầu về tính độc nhất cao thì những hậu quả tiêu cực của sự từ chối lên tính sáng tạo có thể giảm nhẹ và thậm chí bị đảo ngược.
Nó có thể là 1 lợi thế khi trở thành 1 người ngoài cuộc. Như các nhà nghiên cứu lưu ý, "đối với sự từ chối xã hội, tính sáng tạo có thể là sự trả thù tốt nhất"
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét