Bên cạnh những cá nhân xuất sắc "toàn diện" kiểu cổ điển, giờ đây các doanh nghiệp lại đang cần hơn lúc nào hết những "quái kiệt" mắc chứng khó đọc, rối loạn chú ý và bị tự kỷ dạng nhẹ...
Mark Zukerberg và Steven Jobs.
Vào năm 1956, William Whyte đã đưa ra luận điểm trong quyển sách bestseller của mình mang tên “The Organisation Man” rằng: Các công ty đều ưa thích những nhân tài xuất chúng toàn diện và họ sẵn sàng tranh đấu với nhau để giành được những cá nhân như vậy.
Nhưng ngày nay, rất nhiều tổ chức lại có quan điểm đối ngược. Các hãng phần mềm luôn cố gắng thu thập bằng hết những người chỉ có đam mê với máy tính và thờ ơ với xã hội bên ngoài. Các quỹ đầu tư lại tìm cách lôi kéo những nhân tài kỳ quặc, lập dị về toán học hay chứng khoán. Thậm chí cả những nhà làm chính sách cũng đang trông chờ vào những doanh nhân khởi nghiệp “bất quy tắc” để tạo thêm nhiều việc làm.Các nhà tuyển dụng đã nhận ra rằng những tiêu chuẩn về trí óc cấu thành nên một nhân viên lập trình máy tính giỏi dường như cũng giống với những người có dấu hiệu của hội chứng Asperger (một dạng của tự kỷ) được mô tả như sau “Có sở thích say mê thái quá về một vấn đề nhỏ nào đó, ví dụ như đam mê các con số, mô hình hay máy móc; thêm nữa là thích những công việc mang tính lặp đi lặp lại cũng như thờ ơ với các vấn đề ngoài xã hội.”
Newton và Einstein - Những thiên tài mắc hội chứng Asperger.
Một lý do giải thích cho sự phát triển mạnh của hội chứng Asperger trong thời đại ngày nay là sự phát triển của Internet, nhờ đó các cá nhân có thể kết nối với nhau mà không vướng phải “rào cản” gặp mặt.
Peter Thiel, một trong những người tiên phong xây dựng các công ty internet thập kỷ trước, đồng thời là nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook đã nói với tờ New Yorker: “Những nhân vật điều hành các doanh nghiệp công nghệ thành công gần như đều bị…tự kỷ theo một dạng nào đó.” Yishan Wong, một nhân viên Facebook đã viết rằng Mark Zuckerberg có “dấu hiệu” của hội chứng Asperger, theo đó, “Mark thường không đáp trả một cách chủ động cũng như không có dấu hiệu nào thể hiện rằng anh ta đang lắng nghe bạn nói.”
Những hình ảnh tương tự Zuckerberg cũng xuất hiện tại các thị trường giao dịch tài chính. Rất nhiều những người nghiện các con số, nghiên cứu phân tích, tính toán đã vượt lên so với những kỹ thuật viên phân tích “na ná” nhau trên thị trường. Đơn cử như Micheal Burry, nhân vật chính trong quyển sách nổi tiếng “The Big Short” của Micheal Lewis vốn được mô tả là một người ưa thích sự cô đơn và hay có thói quen viết blog về thị trường chứng khoán từ khi anh còn đang học tập để trở thành bác sĩ.
Bìa cuốn sách The Big Short của Micheal Lewis
Anh gần như đã bị “hút hồn” hoàn toàn vào việc quản lý đồng tiền đến nỗi đã bỏ công việc ngành y để mở quỹ phòng hộ riêng – Scion Capital. Sau khi nhận ra những dấu hiệu bất ổn của thị trường nhà thế chấp, anh đã đưa ra một sự đánh cược táo bạo rằng thị trường sẽ sụp đổ ! Lewis đã nói với đài phát thanh quốc gia rằng: “Trong bối cảnh khủng hoảng đó, những người Burry đặt niềm tin lại là những người có hội chứng Asperger và suốt ngày cặm cụi với chiếc kính mắt.”
Những doanh nhân khởi nghiệp cũng biểu hiện ra bên ngoài rất nhiều những sự lập dị khác nhau. Julie Login tới từ Cass Business School đã làm một cuộc điều tra dựa trên một nhóm các nhà khởi nghiệp và phát hiện ra rằng có tới 35% trong số họ mắc chứng…khó đọc, trong khi tỷ lệ này trong tổng dân số chỉ là 10% và trong số các nhà quản lý chuyên ngiệp chỉ là 1%.
Những cá nhân nổi tiếng mắc chứng khó đọc có thể kể đến như những sáng lập viên của Ford, General Electric, IBM hay IKEA, và rất nhiều những “quái kiêt” xuất chúng gần đây như Richard Branson (Virgin Group), John Chambers (Cisco) hay Steve Jobs (Apple).
Tại sao mắc chứng khó đọc lại thành lập được những công ty hung mạnh và mang đậm chất sáng tạo ? Một lý do hợp lý đựơc đưa ra là những người mắc chứng khó đọc thường học cách uỷ thác các công việc từ sớm (VD như nhờ người khác làm giúp bài tập về nhà). Họ đặt trong tâm vào những hoạt động yêu cầu ít bằng cấp cũng như ít “dính dáng” đến viết hay đọc, từ đó giúp họ giải phóng tâm trí với những ý tưởng đột phá và táo bạo.
Hội chứng rối loạn tăng động chú ý (ADD) cũng là một người bạn phiền phức khác của nhiều người khởi nghiệp: Những cá nhân không thể tập trung vào một việc trong thời gian dài có thể trở thành những nhân viên tồi, tuy nhiên họ thường là nguồn phát sinh rất nhiều ý tưởng mới. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị ADD thường có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao hơn 6 lần so với mức trung bình.
Tế bào não.
David Neelman, nhà sáng lập hãng hàng không JetBlue nói rằng: “Bộ não ADD của tôi luôn phản ứng tự nhiên khi tìm kiếm những cách tốt hơn để hoàn thành công việc. Ngoài thói quen “vô tổ chức”, tính hay trì hoãn, kém tập trung cũng như các tính xấu khác, những người bị ADD lại thường được bù đắp bằng sự thông minh hiếm có và khả năng chấp nhận các rủi ro.
Một vài nhân vật xuất chúng bị cả ADD lẫn hội chứng khó đọc cùng chia sẻ quan điểm: “Tôi rất nhanh chóng cảm thấy nhàm chán mọi thứ và đó là động lực mạnh mẽ để sáng tạo ra những thứ mới thú vị hơn.”
Vậy những người theo trường phái xuất chúng “cổ điển” thì sẽ đi về đâu ? Đơn giản là họ vẫn luôn có những vai trò không thể thay thế. Công ty càng thuê nhiều những kẻ “bất trị”, họ lại càng cần nhiều những người quản lý giỏi để giữ doanh nghiệp luôn “đứng trên mặt đất”. Luôn phải có ai đó đảm bảo những công việc dù nhỏ nhất được hoàn thành tốt nhất, phải có ai đó cuốn hút khách hàng,….
Những công việc này lại cần đến những người giỏi một cách “bình thường” chứ không hề phù hợp với những kẻ lập dị. Đơn cử như Sheryl Sandberg, COO của Facebook đã hỗ trợ Mark Zuckerberg rất tốt. Trong thời đại phát triển của công nghệ như ngày nay, phẩm chất tốt nhất của những nhà quản lý phải là biết cách phối hợp hiệu quả với những thiên tài kỳ quặc.
Nhìn theo một góc rộng hơn, sự thay thế những con người suy nghĩ có tổ chức bằng những cá nhân “vô tổ chức” đang làm thay đổi cán cân quyền lực. Những thiên tài lập dị thường có khoảng thời gian ở trường học chẳng lấy gì làm dễ chịu (Steve Jobs nghiện ma tuý nhẹ, Mark Zuckerberg bỏ học). Họ có thể bị móc mỉa bởi những câu đùa ác ý và gần như không được ai quan tâm tới tại những bữa tiệc linh đình. Tuy nhiên ngày nay, gần như không một doanh nghiệp lớn mạnh nào có thể phát triển mà không có họ - những kẻ nhàm chán và chỉ biết nghiện công việc.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét