Zuckerberg đã nói rằng "với điện thoại, không có chỗ cho một cột quảng cáo ở cạnh phải màn hình (như trang web Facebook.com). Điều đó buộc chúng tôi nghĩ về việc kinh doanh này trên di động. Khi được hỏi rằng liệu người dùng có thấy quảng cáo xuất hiện trên màn hình chính, Zuckerberg đã nói là có. Như vậy, Facebook muốn đưa quảng cáo vào màn hình chính, màn hình khóa, vốn là những nơi mà người dùng dành nhiều thời gian và sự chú ý. Trong khi đó, Google hiện vẫn đang thu lợi nhuận từ các quảng cáo ở bên trong ứng dụng miễn phí. Facebook đang lấn sân sang đất kiếm ăn của Google, và chắc chắn nó sẽ làm Google cảm thấy lo lắng.
Phát ngôn này là quan trọng bởi nó cho chúng ta thấy được những lĩnh vực mà Google dự kiến chống trả lại Facebook. Facebook Home có thể là một giao diện Android đẹp và tốt, tuy nhiên nó vẫn không thoát ra khỏi được những thứ cốt lõi của Android, cũng như Amazon với Kindle Fire vậy. Home không thể sử dụng Graph Search để tìm kiếm thông tin trên máy hoặc trên Internet. Facebook Messaging thì vẫn chưa làm Gmail bị lu mờ, còn Facebook App Center thì vẫn điều hướng người dùng quay lại google Play. Chúng ta có thể nói rằng Facebook đang mở rộng tầm hoạt động của mình, tuy nhiên xung quanh họ vẫn còn đó những lằn ranh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Facebook không phải mở rộng ra ngoài những "biên giới" này. Facebook Home hứa hẹn sẽ gắn kết mối quan hệ giữa mạng xã hội với màn hình chính, màn hình khóa. Nó cũng làm cho hầu hết những thành phần giao diện đặc trưng của Android không còn giống như một chiếc máy Android bình thường. Facebook đã gói toàn bộ những trải nghiệm cốt lõi nhất của Android vào một tấm giấy bọc màu xanh dương được tài trợ bởi quảng cáo và rồi giấu gói giấy này trong một app trên Google Play Store.
Tuy nhiên, chính Google cũng đã từng có những bước đi như Facebook. Các bạn có nhớ Google Toolbar không? Trước cái thời mà công cụ tìm kiếm, tính năng tự động điền mẫu đơn, chặn quảng cáo pop-up được tích hợp vào trình duyệt, Google đã cung cấp Toolbar để thực hiện tất cả những tính năng nói trên trong Firefox và Internet Explorer. Google đã thêm hết lớp công cụ này đến lớp công cụ khác để bắt kịp với những dịch vụ nền web của công ty. Ngay cả trang Home cũng có khả năng tùy biến để nhận tin tức và email nữa. Cuối cùng, khi đã mệt vì bị trói buộc vào các dòng mã lệnh, lịch trình cập nhật của những công ty khác, Google quyết định xây dựng trình duyệt (Chrome) cũng như hệ điều hành di động cho riêng mình (Android).
Giống như thế, Facebook có thể, và họ sẽ, tiếp tục có động thái giống với Google Toolbar để mang ngày càng nhiều tính năng mới lên Home, và chúng sẽ càng lúc Home sẽ càng đi sâu hơn, sâu hơn vào bên trong hệ thống của Android. Zuckerberg đã nói rằng "Tôi nghĩ nó (Home) có thể bắt đầu thay đổi mới quan hệ mà chúng tôi đã đang có với những thiết bị điện toán này (Android)", gợi ý rằng Home rồi sẽ được mở cửa ra cho các lập trình viên khác để mở rộng khả năng của nền tảng này.
Còn Adam Mosseri, một quản lí của Home, thì cho biết rằng "Chúng tôi chỉ nghĩ về nó như mộtphần mềm". Có thể ở thời điểm hiện tại, Facebook đang suy nghĩ như thế thật, tuy nhiên hãng vẫn bị mắc kẹt với lịch trình cập nhật, nâng cấp và cả sự phân mảnh của Android. Facebook có thể kiểm soát được phần nào chuyện này bằng cách làm việc với các nhà sản xuất thiết bị, tuy nhiên đến khi nào Facebook chưa thể toàn quyền kiểm soát hệ điều hành, Google vẫn còn có thể bước đi nhanh hơn Facebook, phá vỡ những thứ mà Facebook đã cố gắng xây dựng với Home. Một trong những thứ sẽ rất nhanh chóng bị "lật đổ" đó là giao diện.
Trong thời buổi hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng Google cũng đang hoạt động theo mô hình của Facebook. Cả hai đều là những công ty lớn nhắm đến việc kinh doanh trên thế giới web, được vận hành bởi các kĩ sư tài giỏi và hỗ trợ bằng các mẫu quảng cáo. Cả hai đều không phải là công ty đầu tiên trong lĩnh vực mà minh kinh doanh, nhưng họ là những người đang chiến thắng những đối thủ tương tự khác trên thị trường. Điều này dẫn đến một hệ quả rằng trước sau gì thì họ cũng bắt đầu lấn sân sang những thị trường mới mẻ hơn để kiếm được nhiều tiền hơn.
Google và Facebook cũng là hai công ty đã nhanh chóng học được rằng dữ liệu điện toán trên toàn cầu mới thật sự là thứ tiền tệ của thế kỉ 21, không phải là đĩa, không phải nội dung download, thậm chí cũng chẳng phải là đô la. Thế nhưng chính bản chất của những dữ liệu mà hai công ty thu thập được lại gây cho cả hai những vấn đề tương tự nhau, và họ đã chọn cách tiếp cận chúng theo nhiều hướng khác nhau.
Chúng ta cũng có thể so sánh Facebook Home với Google Now. Google Now muốn đưa những thông tin hữu ích với người dùng thoát ra khỏi phạm vị của những ứng dụng riêng biệt và các dịch vụ nền web. Google muốn chúng phải có mặt ở ngay trên điện thoại của khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, Google Now lại có ý nghĩ rằng dữ liệu mà người dùng muốn phải được lấy từ các nguồn chính thống: bản đồ, thông tin thời tiết, lịch tàu chạy, dịch thuật, chuyển đổi tiền tệ,… Facebook thì ngược lại, ý nghĩ của công ty đối với Home đó là người dùng muốn xem những status mà bạn bè vừa đăng lên, những hình ảnh mà cộng đồng mạng chia sẻ.
Đối với Facebook, Google vừa là một rắc rối và cũng là một cơ hội. Nhưng với Google, Facebook chỉ là một rắc rối mà thôi.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét