Tính khác biệt của sáng tạo

Người đăng: nhung dieu hay on Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

TÍNH KHÁC BIỆT CỦA SÁNG TẠO
Mục lục
1. Khác biệt trong nhận thức
2. Vai trò của đổi mới tư duy
3. Ý nghĩa của sự khác biệt
4. Tính hữu ích của sự khác biệt
5. Tính bền vững của sự khác biệt
6. Khi mọi thứ đều khác biệt
7. Nguồn gốc của sự khác biệt
8. Hình ảnh gợi mở sáng tạo
1. Khác biệt trong nhận thức
Đệ tử:
-                   Xin cho biết sự khác biệt ở tầm triết học giữa con heo và con lợn, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Có nhiều điểm khác biệt lắm đấy! Thứ nhất, con heo ăn bắp, con lợn ăn ngô.
-                   Thứ hai, con heo được nuôi, con lợn được chăn.
-                   Thứ ba, mang con heo đến vùng trồng ngô thì nó biến thành con lợn, mang con lợn đến vùng trồng bắp thì nó biến thành con heo.
-                   Thứ tư, ở vùng trồng ngô nếu hỏi mua thịt heo thì được bán cho thịt lợn, ở vùng trồng bắp khi hỏi mua thịt lợn thì được bán cho thịt heo,...
Sự khác nhau giữa con lợn và con heo. (ảnh: nguồn internet)

Đệ tử:
-                   Thế còn sự giống nhau ở tầm triết học giữa con heo và con lợn là gì, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Cũng có nhiều điểm giống nhau lắm đấy! Thứ nhất, cả hai đều không phải là con gà, con vịt. Thứ hai, cả hai đều bà con với lão Trư. Thứ ba, cả hai đều được những người sinh năm Hợi yêu thương. Thứ tư, cả hai đều có thể mắc bệnh xanh tai,…
Đệ tử:
-                   Phải chăng vẫn có thể tạo ra sự khác biệt giữa các đối tượng hoàn toàn giống nhau về mặt vật chất, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Đúng vậy! Sự khác biệt không nhất thiết phải nằm ngay trong bản thân các đối tượng, mà có thể tạo sự khác biệt thông qua cách nhận thức về các đối tượng đó. Vì vậy, cùng những đối tượng như nhau thiên hạ vẫn có thể tạo ra vô số sự khác biệt trong nhận thức về các đối tượng ấy.
Tất cả là tại phụ nữ. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-                   Xin cho ví dụ cụ thể, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Chẳng hạn, đến nước lã với thành phần hóa học là H2O mà các thương gia tầm thường nhất cũng tạo ra được sự khác biệt. Họ đổ nước vào những bình đựng cũng như nhau nhưng gắn thương hiệu khác nhau thành ra nước tinh khiết khác nhau. Thật là cao tay biết chừng nào!
-                   Khi đã quen rồi, khách hàng có quán tính vẫn xem nước có pha tạp chất hoặc vi khuẩn là nước tinh khiết nếu mắt thường không phát hiện ra được!
Sự khác biệt do thương hiệu mang lại. (ảnh: nguồn internet)
2. Vai trò của đổi mới tư duy
Đệ tử:
-                   Phải chăng để thay đổi thế giới, cách nhanh nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất là thay đổi cách nhìn về thế giới, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Chính xác! Điều này vào thời đồ đá được gọi là đổi mới tư duy, tức thay đổi quan niệm, nhận thức về thế giới xung quanh. Chẳng hạn, đổi mới tư duy về kinh tế, đổi mới tư duy về giáo dục, đổi mới tư duy về y tế,...
Khác biệt bởi tư duy. (ảnh: nguồn internet)


Khác biệt bởi tư duy. (ảnh: nguồn internet)


Khác biệt bởi tư duy. (ảnh: nguồn internet)


Khác biệt bởi tư duy. (ảnh: nguồn internet)
3. Ý nghĩa của sự khác biệt
Đệ tử:
-                   Thiên hạ tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh, trong nghề nghiệp để làm gì, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Họ tạo ra sự khác biệt nhằm hai mục đích: thứ nhất, để quyến rũ khách hàng, thứ hai, để cạnh tranh với đối thủ. Tuy nhiên, xét cho cùng cũng chỉ là duy nhất một mục đích mà thôi vì một khi quyến rũ khách hàng thành công thì cũng chính là chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Khác biệt để quyến rũ khách hàng! (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-                   Xin thỉnh giáo về mục đích quyến rũ khách hàng, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Thiên hạ tạo ra sự khác biệt là để quyến rũ đối tượng cần quyến rũ nhằm đạt được một lợi ích nào đó cho mình.
-                   Trên phương diện sinh học, hoa đích thực là cơ quan sinh dục của các loài thực vật. Đa số các loài hoa luôn cố gắng làm cho bộ phận sinh dục của mình trở nên thơm/đẹp một cách độc đáo để quyến rũ những đối tượng thường đến châm vòi như ong hoặc khua chân múa tay như bướm nhằm tăng cơ may thụ phấn cho hoa.
Hoa - Cơ quan sinh sản của thực vật. (ảnh: nguồn internet)


Hoa - Cơ quan sinh sản của thực vật. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-                   Ngộ nhỡ bộ phận sinh dục thơm/đẹp không đến nơi đến chốn thì sao, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Một số loài hoa nhắm thấy mình không thể cạnh tranh được trong tiếp cận làm cho bộ phận sinh dục thơm/đẹp thì âm mưu toan tính một tiếp cận khác - trở nên giàu dinh dưỡng hơn chẳng hạn! Hoa lúa tuy không thơm, cũng chẳng đẹp nhưng vì giàu dinh dưỡng nên loài người phải nâng niu cả vạn năm rồi. Năm nào hoa lúa thất bát thì người trồng cũng thất điên bát đảo chứ chẳng chơi.
Chân dài khác biệt. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-                   Xin thỉnh giáo về mục đích cạnh tranh với đối thủ, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Thiên hạ tạo sự khác biệt để chiến thắng đổi thủ cạnh tranh. Xưa nay có hai kiểu tư duy chiến lược trong cạnh tranh: thứ nhất, khác biệt so với đối thủ để chiến thắng; thứ hai, bắt chước đối thủ để không thua đối thủ.
Khác biệt để chiến thắng đối thủ. (ảnh: nguồn internet)


Bắt chước để không thua đối thủ. (ảnh: nguồn internet)
4. Tính hữu ích của sự khác biệt
Đệ tử:
-                   Phải chăng sự khác biệt nào cũng hữu ích, thưa ngàisinh?
Sư phụ:
-                   Chưa chắc đâu! Có những sự khác biệt mang lại lợi ích nhưng cũng có những sự khác biệt không mang lại ích, thậm chí bất lợi là đằng khác.
Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)
5. Tính bền vững của sự khác biệt
Đệ tử:
-                   Phải chăng sự khác biệt nào cũng bền vững, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Chưa chắc đâu! Có những sự khác biệt không bền vững vì dễ dàng bị bắt chước và cũng có những sự khác biệt bền vững vì có những rào cản trong việc bắt chước.
Đệ tử:
-                   Xin cho biết các rào cản trong việc bắt chước sự khác biệt, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Thứ nhất, rào cản sở hữu trí tuệ được luật pháp bảo hộ. Phở 24, cà phê HIGHLAND, nước giải khát Number One, nước mắm Phú Quốc,… Thứ hai, rào cản nhận thức. Thứ ba, rào cản chi phí cơ hội.
Sự khác biệt kém bền vững - dễ bắt chước. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt bền vững - khó bắt chước. (ảnh: nguồn internet)
6. Khi mọi thứ đều khác biệt
Đệ tử:
-                   Thế gian này sẽ đi về đâu nếu tất cả các đối tượng cạnh tranh với nhau đều tạo ra sự khác biệt cho riêng mình, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Sự khác biệt không chỉ thuộc về đối tượng đi thu hút mà còn ở đối tượng bị thu hút. Khi mọi thứ đều khác biệt thì sẽ… vô cùng hiệu quả cho việc “nồi nào úp vung nấy”. Trong kinh doanh, đây là sự phân khúc về sản phẩm và phân khúc về khách hàng. Tuy nhiên, việc phân khúc quá mức cũng gây phản tác dụng do qui mô của phân khúc quá nhỏ.
Khi tất cả đều khác biệt. (ảnh: nguồn internet)
7. Nguồn gốc của sự khác biệt
Đệ tử:
-                   Đàn ông và đàn bà quan niệm về tình yêu có giống nhau không, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Chắc là không rồi! Cũng như bao sự vật và hiện tượng khác, tình yêu là sự thống nhất của các mặt đối lập. Do đó, quan niệm về tình yêu của đàn ông và đàn bà không chỉ khác biệt mà còn khác biệt đến mức đối lập. Chính nhờ sự trái dấu của nguồn điện âm và điện dương nên có sự hút nhau.
Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


 
Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-                   Có khi nào cùng một hành vi nhưng những người khác nhau lại nhận thức khác nhau không, thưa ngài tiên sinh?
Sư phụ:
-                   Hầu như là thế đó! Mỗi người sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh riêng, có một phong cách và tâm thế riêng nên có tình ỳ tâm lý theo một mô thức riêng. Vì vậy, cùng một sự việc nhưng được nhận thức khác nhau là chuyện thường ngày ở bộ lạc.
Sự khác biệt trong nhận thức. (ảnh: nguồn internet) 


Sự khác biệt trong nhận thức. (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt trong nhận thức. (ảnh: nguồn internet)
8. Hình ảnh gợi mở sáng tạo
Đệ tử:
-         Bề tui muốn rèn luyện tư duy về nguyên tắc chứa trong, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Xem và suy ngẫm về các hình ảnh sau, hãy tìm cho ra một phương diện chứa trong nào đó trong mỗi hình ảnh.
Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)


Rèn luyện tư duy khác biệt. (ảnh: nguồn internet)
  
Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét