Lịch sử bài học Israel: Chương 5-6-7

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Cuốn sách Lịch sử bài học Israel do học giả Nguyễn Hiến Lê biên soạn, ông cũng là tác giả, dịch giả của những cuốn sách nổi tiếng khác như: Quẳng gánh lo đi mà vui sống, Đắc nhân tâm, Kinh dịch - đạo của người quân tử,... (nguồn dẫn: internet) 

Lịch sử Bài học Israel
Chương V CÁC ĐỢT HỒI HƯƠNG
Đợt hồi hương đầu tiên. Lời của Stefan Zweig rất đúng: sức mạnh tư tửơng của một cá nhân lẻ loi là Herzl đã làm hồi sinh cả một dân tộc. Muốn biết sức mạnh đó ra sao ta chỉ cần so sánh đợt hồi hương đầu tiên với đợt thứ nhì của người Do Thái.
Đợt đầu tiên xảy ra vào khoảng 1880. Hầu hết là những người Do Thái Nga và Ba Lan chịu không nổi cách đối xử tàn nhẫn của nhà cầm quyền mà trở về Palestine để được chết trên đất tổ tiên. Đợt đó gồm hai mươi bốn ngàn người mà dân Ả Rập ở Palestine hồi ấy vào khoảng năm, sáu trăm ngàn người.
Họ phải mạo hiểm và chịu cực khổ ghê gớm. Độc giả mở bản đồ châu Âu ra tìm con sông Vistule ở Ba Lan hay con sông Volga Nga rồi tưởng tượng họ một ngày nọ, phải bỏ nhả bỏ cửa trên bờ những con sông đó, vĩnh biệt cha mẹ, họ hàng rồi vượt rừng vượt núi, qua thác qua đèo, cứ đêm đi ngày nghỉ, may gặp nhà đồng bào thì còn có chỗ trú chân, không may thì phải chui rúc, trốn tránh trong hang hốc, bụi cây, như vậy trong ba bốn năm mới vượt được mấy ngàn cây số, leo dãy núi Caucase, lén lút vào địa phận Thổ rồi băng qua sa mạc Syrie để vô Palestine. Tới nơi là hai bàn tay trắng, nhưng họ mãn nguyện rồi, chỉ lo kiếm đủ ăn để chờ chết - chết trên đất Israel là được lên Thiên đường ngay- họ không biết đoàn kết nhau, mà tản mác đi làm thuê lảm mướn cho người Ả Rập hoặc cho những người Do Thái cũ vẫn ở lại Palestine từ thời xửa thời xưa. Người Ả Rập tất nhiên coi họ là bọn lang thang, ăn mày, hạ tiện rồi, mà chính những đồng bào Do Thái cũ cũng chẳng có cảm tình gì đặc biệt với họ. Vì từ ngôn ngữ đến nét mặt đã khác nhau xa, chỉ còn mỗi một điểm giống nhau là cùng theo một tôn giáo.
***
Đợt thứ nhì. Qua đợt thứ nhì từ 1905 đến 1910 thì khác hẳn. Cuốn Quốc gia Do Thái đã ra đời, Ngân hàng Do Thái, Quỹ quốc gia Do Thái (1901) đã thành lập, Edmond de Rothschild đã tận tâm giúp đỡ tiền bạc nên đợt này được tổ chức hẳn hoi, có một cơ quan trung ương lo vấn đề di chuyển và mua những đất bỏ hoang ở Palestine với một giá rất đắt cho họ có chỗ định cư.
Một điểm khác nữa là thành phần hồi hương gồm nhiều thanh niên có nhiệt huyết, có lý tưởng, quyết định gây một quê hương, tạo một đòi sống mới trên đất cũ của tổ tiên. Có kẻ đề nghị lập một tổ chức sống cộng đồng, trong đó mọi người đều bình đẳng và yêu cầu Rothschild giúp vốn. Rothschild kinh hoảng, cho họ là “phiến loạn”, không chịu giúp.
Bọn mới đó nghịch hẳn với bọn cũ: bọn cũ không thích công việc cày cấy, kẻ có tiền thì mướn nhân công Ả Rập làm ruộng cho mình, kẻ không tiền mới phải đi làm công; bọn mới trái lại, để cao công việc tay chân, công việc đồng áng, công việc nào nặng nhọc nhất thì họ thích nhất, cho rằng nó quý nhất, giải thoát họ được nhất. Họ đốt hết bằng cấp; thi sĩ, triết gia đều xắn tay cuốc đất - mà đất nhiều nơi toàn là sỏi - rồi khi nghỉ tay làm thơ vịnh cái thú “anh cày em cấy” hoặc viết sách dựng một triết lý về sự làm lụng tay chân. Aron David Gordon, môn đệ của Tolsloi, soạn được cuốn “Lao động tôn giáo” (Religion du travail) trong thời cầy ruộng ở bên bờ Tibénade.
Còn nữ thi sĩ Racheì vì bệnh lao, không làm được việc nặng nhọc, than thở trong mấy vần thơ:
Ôi quê hương, tôi không làm được gì để ca tụng quê hương,
Tôi không có những hành động anh hùng, những chiến công rực rỡ,
để làm vẻ vang quê hương.
Tay tôi chỉ trồng được mỗi một cây
trên bờ thanh tịnh của con sông Jourdain.
Chân tôi chỉ dạo trên mỗi một con đường mòn
trong cánh đồng bát ngát của quê hương.
Năm 1909 mươi gia đình lớp mới đó làm lụng ở Jaffa, quyết xây dựng trên những đồi cát ở ngoài châu thành một khu riêng để ở; và khu đó mang tên là Tel Aviv (Đồi Xuân), hiện nay có non nửa triệu dân (một phần sáu trong số dân nước Israel).
Năm 1911, mười người đàn ông và hai người đàn bà muốn sống theo ý mình - sống chung, làm việc chung, lợi tức chung - thành lập Kibboutz đầu tiên ở Degania, nơi mà con sông Jourdain từ hồ Tiberiade chảy ra. Chỗ đó nằm trong một lòng chảo thấp hơn mặt biển hai trăm thước, vừa nóng nực vừa ẩm thấp, mùa mưa lầy lội, cách biệt hẳn thế giới bên ngoài.
Kibboutz đó, nông trường cộng đồng đó, mới đầu thực tồi tàn. Họ cất trước nhất một phòng chung bằng cây bị một đục, để có chỗ ăn chung và bàn bạc về vấn đề chung, theo lối dân chủ. Dụng cụ thô sơ, cổ lỗ, gia súc gồm sáu cặp la (lừa), sáu con ngựa để cưỡi, đêm nào cũng phải có người canh trộm cướp, người nào cũng đau ốm vì khí hậu rất xấu; vậy mà “năm đầu tiên đó sướng tuyệt… khả năng làm việc của chúng tôi cơ hồ như vô biên. Gặp trở ngại nào mà sức lực không thắng nổi thì trí óc chúng tôi cũng san phẳng được”. Năm 54 tuổi, Aron David Gordon gia nhập cộng đồng đó, lãnh vai lý thuyết gia cho nhóm; y như Tolstoi, ông chủ trương rằng con người có tiếp xúc với thiên nhiên, với loài vật, có làm việc chân tay thì mới thực là trong sạch.
Năm 1913 một thiếu nữ bỏ đời sinh viên ở Ukraine, trốn gia đình tới sống ở Degania, nhận việc nướng bánh cho năm chục người ăn, rất hãnh diện về công việc. Suốt buổi nhồi bánh tới nỗi tay run lên vì mệt, mà ruồi thì bu chung quanh, người khác rất chán nản, cô thì chỉ sợ không làm được tròn nhiệm vụ. Nhưng chẳng bao lâu cô thấy “tự thích ứng với công việc một cách rất tự nhiên, như do bản năng, như có một mối tình thân thiết giữa tôi và chất bột mà tôi nhào”. Tên cô là Davorah Dayan. Độc long tướng quân, Moshe Dayan, vị anh hùng của Israel sau này, chính là con của Davorah Dayan.
Dần dần nông trường thịnh vượng lên, thành một làng có cây cao bóng mát, trồng cả lúa, cây trái và rau. Nhiều nông trường khác thành lập theo kiểu đó và hiện nay các Kibboutz ở Israel được mọi người coi là một thì nghiệm thành công rất đáng chú ý, kết quả tốt đẹp hơn những Kolkoze ở Nga. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề đó trong một chương khác.
***
Bản tuyên ngôn Balfour và đợt hồi hương thú ba. Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Anh, Pháp tưởng “con bệnh Thổ” hấp hối tới nơi, không ngờ Thổ đứng vào phe Đức, được Đức giúp khí giới, còn vùng vẫy được một thời gian. Trên mặt trận Caucase, Thổ chặn được Nga; ở Tây Á, Thổ tiến từ Palestine băng qua sa mạc Sinai đánh chiếm kênh Suez, cổ họng của đế quốc Anh.
Anh đâm hoảng, dụ dỗ các quốc vương Ả Rập tiếp tay với mình diệt Thổ và hứa hẹn với họ đủ điều. Nhưng đa số còn lừng chừng, đợi phe nào thắng sẽ ngả về phe đó. Vả lại thực lực của họ cũng chẳng có gì, mà họ lại nghe đồn rằng Anh, Pháp đã thoả thuận với nhau hễ Đức, Thổ mà quị thì sẽ chia nhau xứ Ả Rập, thành thử họ không hết lòng. Anh đâm thất vọng, trông hoài mà không thấy Ả Rập nổi loạn chống lại Thổ.
Trong khi đó, một người Do Thái sáng suốt, một nhà bác học nổi danh và cầm đầu phong trào Sion từ hồi Herzl từ trần, tên là Chaim Weizmann (1), biết nắm lấy cơ hội; hô hào đồng bào khắp nơi giúp đỡ người Anh, ông chế được chất acéton nhân tạo cho Hải quân Anh, nhờ vậy mà Anh và Đồng minh không sợ thiếu chất đó.
Chính phủ Anh để thưởng công, tặng ông một chi phiếu ký tên nhưng để trắng số tiền; ông từ chối, chỉ xin “một cái gì cho dân tộc tôi”. Nhà cảm quyền Anh, vốn có cảm tình với phong trào Sion, thấy điều ông xin đó rất tự nhiên, và ngày 2 tháng 11 năm 1917, viên Thượng thư bộ Ngoại giao, huân tước Balfour gởi ông một bức thư cho hay rằng chính phủ Anh thoả thuận cho dân tộc Do Thái thành lập một Quê hương (national home) ở Palestine, và sẽ gắng sức thực hiện dự định đó, miễn là không có gì thiệt hại cho những quyền dân sự và tôn giáo của những cộng đồng không phải Do Thái hiện có ở Palestine.
Đức thư đó được gọi là bản Tuyên ngôn Balfour (Déclaration Balfour). Trong bản thảo của Balfour không có hàng chữ hạn chế: “miễn là không có gì thiệt hại cho những quyền lợi dân sự và tôn giáo của những cộng đồng không phải là Do Thái hiện có ở Palestine”; chính một người Do Thái một “kẻ thù trong nội bộ” như Chaim Weizmann nói, muốn tỏ lòng “ái quốc Anh Cát Lợi” Huân tước Edward Montaigu, thượng thư bộ Ấn Độ sự vụ, đã nhắc Balfour cho thêm vô.
Đồng minh của Anh tán thành, chấp nhận bản Tuyên ngôn đó, các người Do Thái bèn hăng hái đứng vào hàng ngũ Anh để tấn công Thổ. Họ tình nguyện đầu quân, thành lập đoàn “Cưỡi-la Sion” mà viên chỉ huy là tướng Do Thái cụt tay tên là Joseph Trumpeldor, đã nổi danh anh dũng khi còn phục vụ trong quân đội Nga.
Tại Hoa Kỳ, một đoàn Lê dương Do Thái cũng được thành lập, trong đoàn có hai người sau này nổi danh: David Ben-Gurion và Yitzhad Ben-Zvi.
Thế là phong trào Do Thái đã có một bản hiến chương. Thổ nổi doá, tàn sát tụi “Do Thái phản bội” ở Palestine, gây nhiều nỗi kinh khủng ghê gớm. Dân Do Thái ráng chống cự và chịu đựng, rốt cuộc chết mất một nửa.
Khi Đức đầu hàng, Anh Pháp qua phân đế quốc cũ của Thổ. Anh thí cho Pháp Syrie mà chiếm lấy phần lớn ở Tây Á gồm Iraq, Transjordanie, Palestine, không kể cả chục đất “bảo hộ “khác ở chung quanh bán đảo Ả Rập.
Hội Vạn Quốc khi uỷ quyền cho Anh bảo hộ Palestine (1922) có buộc Anh phải lập ở đó một “quê hương” Do Thái. Nắm ngay lấy cơ hội, các lãnh tụ Do Thái như Weizmann, Ben-Canaan thương thuyết ngay với người có uy quyền nhất trong khối Ả Rập, lúc đó là Faycal, và lai bên thoả thuận sống chung với nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau.
Cuộc hồi hương thứ ba bắt đầu mặt cách tưng bừng để bù vào số người bị Thổ giết, và từ đó cũng bắt đầu chính sách gây rối của người Anh. Các chính trị gia Anh Cát Lợi tuy thích Thánh Kinh, thương con cháu của Moïse, nhưng còn thích tiền bạc hơn và thương các giếng dầu của họ hơn.
Vì vậy Huân tước Balfour đã hứa Palestine cho Do Thái, rồi Mac Mahon lại hứa cho vua Ả Rập Hussein. Sykes cũng hứa với Picot rằng Pháp sẽ được ít nhiều quyền lợi ở đó. Ba lần Đất hứa, không kể lời hứa của Chúa, kể cũng quá nhiều! Chúa chỉ hứa có một lần thôi!
***
Ba đợt hồi hương sau, và bản Bạch thư. Hai đợt hồi hương thứ tư (1921) và thứ năm (1928) không có gì đặc biệt. Bản tuyên Balfour đã được Hội Vạn Quốc công nhận, người Do Thái châu Âu vui vẻ trở về Palestine và hăng hái khai thác những đồn điền họ mua của Ả Rập. Các Kibboutz cũng phát triển theo, năm 1931, tổng số dân trong các nông trường cộng đồng đó được 4.400 người, nghĩa là 2,5% tổng số dân trong xứ. Nhưng chính sự thành công của họ là nguồn gốc nhiều rắc rối.
Hồi Chaim Weizmann và vua Faycal ôm nhau hôn, coi Do Thái là anh em cùng chung một cụ tổ Abraham, người Ả Rập vui vẻ để người Do Thái vô lập nghiệp vì như vậy có lợi cho họ. Do Thái châu Âu hai đợt này đều là hạng khá giả, không thiếu gì tiền, họ đầu tư vào mọi ngành kinh tế, phát triển trường học, nhất là dưỡng đường cất thêm lên nhiều, mức sống tăng tiến và người Ả Rập ở các xứ lân cận cũng rủ nhau vô Palestine làm ăn.
Nhưng khi thấy người Do Thái thành công quá mà mỗi ngày mỗi đông thêm, họ đâm ra bất bình. Trước kia họ bán những đất khô cằn cho Do Thái với giá rất đắt, tưởng rằng sau hai ba năm, Do Thái phải thất bại, Do Thái tất phải kêu họ tới mà bán lại với một giá rẻ mạt, rồi cuốn gói đi nơi khác.
Nào ngờ nông trường của họ cứ mỗi ngày mỗi mơn mởn lên, nhà cửa, kho lẫm mỗi ngày mỗi thêm chen chúc, xe cộ lui tới mỗi ngày mỗi dập dìu; còn mình thì số tiền bán đất tiêu hết đã lâu, hoá ra nghèo hơn họ. Lại thêm cái nỗi họ trả công cao, nông dân bỏ qua làm công cho họ, chủ điền Ả Rập mất dần quyền hành, uy tín, rất đỗi bực mình. Tụi đó là khách mà lại lấn chủ, ai mà chịu được nỗi đó.
Khi hai dân tộc lối sống, mức sống cách nhau rất xa mà sống chung với nhau thì xảy ra không biết bao nhiêu chuyện rắc rối. Điều đó ta không thể trách họ được: cứ xét trong năm sáu năm nay, tình cảnh ở các châu thành Việt Nam, những nơi có nhiều người Mỹ, thì sẽ hiểu tâm trạng người Ả Rập. Họ lại tiếc ngẩn ngơ rằng trước kia đã bán đất để bây giờ tụi Do Thái thành những chủ nhân ông thịnh vượng.
Điều này ta cũng không thế trách họ được nữa: các khu ở Sài gòn hai mươi lăm năm trước còn hoang vu mang những tên như Bãi tắm ngựa, Chuồng bò, Chuồng ngựa… bây giờ mọc lên san sát những nhà lầu, những tiệm buôn, chủ nhân các khu đất đó tìm mọi cách để lấy lại đất, một cách cương quyết ra sao thì các chủ điền Ả Rập cũng mong trục xuất người Do Thái khỏi các đồn điền một cách cương quyết như vậy.
Trục xuất không được, vì đất đã bán rồi, họ đổ hết cả lỗi lên đầu người Anh. Chỉ tại người Anh, cho “tụi quỷ” đó vô Palestine! Bộ thuộc địa của Anh không mong gì hơn là Do Thái và Ả Rập xích mích với nhau để họ làm trọng tài mà dễ cai trị. Họ hứa sẽ làm thoả mãn cả hai bên. Nhưng làm cách nào thoả mãn cả hai bên cho được Nhất là tụi Do Thái Palestine này khỏng dễ bảo như Do Thái châu Âu. Họ không chịu những cảnh pogrom, ghetto nữa. Họ nhất định chiến đấu.
Rắc rối nhất là chính một người Anh, Orde Wingate, còn có tinh thần Do Thái hơn người Do Thái chính cống nữa, chỉ bảo họ cách thức lập những “đội dạ chiến”, tổ chức đoàn tự vệ Hagana và chẳng bao lâu, trên khắp cõi Palestine, mỗi Kibboutz thành một đồn tự vệ có chòi canh, lính gác. Ả Rập không dám đột kích, cướp bóc họ nữa. Để giải quyết các sự rắc rối, người Anh lấp các uỷ ban điều tra. Điều tra năm này qua năm khác mà chẳng có kết quả gì cả. Thực ra họ cũng đưa ra một kết luận: phải chia cái Palestine thì mới êm được. Từ xưa tới nay hễ gặp nước bí thì luôn luôn người ta dùng giải pháp đó, nhưng lúc đó người ta chưa tính thực hiện nó.
Năm 1933, ở châu Âu Hitler lên cầm quyền hung hăng muốn tận diệt tụi Do Thái, gây thêm rắc rối cho Anh ở Palestine. Hàng chục ngàn Do Thái ở Đức bị trục xuất hoặc sợ mà chạy trước, chỉ mang theo một mớ quần áo và mươi Đức kim. Một số ít qua Mỹ còn thì về Palestine. Đợt hồi hương thứ sáu này gồm rất nhiều nhà trí thức: có những tiến sĩ lái taxi ở Jaffa, hoặc đóng giày ở Tel Aviv; có những giáo sư, nghệ sĩ đánh xe ngựa và cuốc đất, mỗi tối mở các lớp học bình dân hoặc tổ chức các buổi hòa nhạc, diễn kịch. Họ làm việc hăng hái, có phương pháp, giúp rất nhiều cho sự phát triển của Do Thái.
Người Ả Rập thấy vậy càng lo: Họ muốn chiếm Palestine chăng? Mà người Anh cũng đâm lo người Ả Rập sẽ nổi loạn mất, phá các giếng dầu của mình thì nguy. Và ngày 17 tháng 5 năm 1939, chính phủ Anh đành nuốt lời hứa với Do Thái, ký một bản tuyên ngôn nữa, một Bạch thư (Livre blanc) thẳng tay hạn chế phong trào hồi hương lại.
Đang lúc người Do Thái cần phải về Palestine nhất thì không úp mở gì cả, chính phủ Anh tuyên bố rằng tuyệt nhiên không có ý muốn cho Palestine thành một quốc gia Do Thái. Họ bảo rằng trước kia họ chỉ hứa lập một “quê hương” chứ không phải một quốc gia Do Thái. Với lại trong bản tuyên ngôn Balfour cũng đã nói rõ: “Sự di trú của Do Thái phải không làm thiệt hại quyền lợi của Ả Rập”. Ngày nay người Ả Rập thấy quyền lợi bị thiệt hại nhiều thì Anh phải hạn chế lại. Họ ra lệnh: từ năm 1930 đến năm 1944 chỉ cho 75.000 người Do Thái vô Palestine thôi, rồi tháng sáu năm 1944 sẽ bế môn hẳn. Còn người A Rắp thì không hạn chế, muốn vô bao nhiêu cũng được, vì số người Do Thái không được quá một phần ba tổng số dân ở Palestine. Trong năm năm chỉ cho 75.000 người mà ở châu Âu có tới sáu triệu người Do Thái sắp bị tiêu diệt.
Người Anh còn thắt thêm một vòng nữa: quyền mua đất đai ở Palestine, cũng bị hạn chế đối với người Do Thái họ chì được mua trong những khu vực đã ấn định và ngay trong những khu vực đó họ cũng chỉ được mua tới 5% diện tích là cùng.
Cả hai đảng Bảo thủ và Lao động của Anh đều bất bình về quyết định đó của bộ thuộc địa. Churchill (đảng Bảo thủ) bảo “Đó là một vụ nuốt lời hứa, một vụ phản bội đê hèn, một vụ Munich thứ nhì”, còn Morrison (đảng Lao động) trách chính phủ đã không giữ lời cam kết với thế giới, rằng ông bộ trưởng Bộ thuộc địa nếu cứ tuyên bố thẳng rằng “chính phủ bất lực, phải hy sinh người Do Thái” thì đỡ bị khinh hơn.
Vì trước kia Hội Vạn Quốc uỷ quyền cho Anh bảo hộ Palestine, buộc Anh lập một quê hương Do Thái cho nên theo luật quốc tế, Bạch thư phải được Hội Vạn Quốc chấp thuận tới mới có giá trị.
Đáng lẽ hội đồng Vạn Quốc phải họp tháng 9 năm 1939. Nhưng rồi không họp và Bạch thư hoá ra có giá trị về phép luật. Nhưng trong thực tế vẫn được áp dụng triệt để, kết quả là trong hai năm 1941, 1942, hai chiếc tàu chở đầy người Do Thái bị đắm trong Địa Trung Hải và Hắc Hải.
Những chiếc quan tài nổi. Chiếc thứ nhất là chiếc Strouma, một chiếc tàu dùng để chạy trên sông Danube, cũ kỹ, rỉ xết, dài không đầy hai chục thước mà chở tới tám trăm người Do Thái muốn trốn thoát cảnh tàn sát của tụi Đức Quốc Xã. Thực là có Jahvé phù hộ mà chiếc “quan tài nổi” đó mới tới được Istamboul.
Cơ quan trung ương Do Thái năn nỉ người Anh cho phép vô Palestine. Người Anh không những từ chối mà còn dùng áp lực buộc Thổ cấm tàu Strouma đậu trong hải cảng Thổ. Thế là cảnh sát Thổ xuống tàu, dòng tàu ra giữa Hắc Hải, bỏ đó, không tiếp tế thức ăn, thức uống, than củi gì cả. Một cơn bão nhỏ nổi lên, tàu chịu không nổi, chìm nghỉm. Chỉ có mỗi một người Do Thái sống sót.
Chiếc thứ nhì là chiếc Patria. Không hiểu do một phép màu nào mà hai chiếc tàu nhỏ chở hai ngàn người Do Thái từ châu Âu qua được Palestine đậu ở ngoài khơi Haifa, chính quyền Anh ra lệnh dẫn bọn họ qua một chiếc khác, chiếc Patria, đưa họ qua đảo Maurice (Ile de Maurice) ở Ấn Độ Dương. Chiếc Patria ra khơi được một lát rồi cũng chìm nốt. Lại mấy trăm người Do Thái làm mồi cho cá mập. Họ chết như vậy còn được mát mẻ, vẻ vang hơn là trong các lò thiêu của Đức Quốc Xã. Nhục nhã là người Anh đã thi hành đúng cuốn Bạch thư vì dầu lửa Ả Rập cần cho họ hơn là lòng quý mến của Do Thái, của nhân loại. Dầu lửa là “cái gân của chiến tranh” mà lúc đó Anh đương chống đỡ những đòn kinh khủng của Đức. Nhiều người Do Thái uất ức chửi họ: “Tụi Anh cũng chó má như tụi Đức, kém gì đâu!”
Các nước khác có phản kháng vụ đó không? Có, có nhiều chính khách Mỹ, Pháp lên tiếng đấy. Nhưng họ la ít lâu rồi cũng thôi, la suông có ích lợi gì đâu. Vả lại Mỹ, Pháp cũng đương lo chống cự với Đức, và trong thâm tâm họ cũng phải nhận rằng ở vào địa vị Anh, muốn bảo vệ những giếng dầu lửa Ả Rập, chính phủ họ có,lẽ cũng không thể làm khác được. Tất cả chính trị ở Tây Á trong mấy chục năm nay đều do dầu lửa chi phối mà cái lương tâm của nhân loại làm sao nặng được bắt đầu dầu lửa! Dầu lửa còn chi phối được lâu nữa, khi nào nguyên tử lực thay thế được nó mới thôi, nghĩa là ít nhất cũng tới cuối thế kỷ chúng ta. Từ nay đến đó, trên bán đảo Ả Rập còn xảy ra nhiều trò “ngoạn mục!”


Lịch sử Bài học Israel
Chương VI TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI, DO THÁI XUNG PHONG PALESTINE - VỤ EXODUS
Do Thái chiến đấu bên cạnh người Anh. Trong năm đầu thế chiến thứ nhì, tình trạng người Anh còn nguy kịch hơn tình trạng ở đầu thế chiến thứ nhất. Tại “mẫu quốc”, bom Đức ngày đêm trút xuống, cơ hồ họ ngóc đầu lên không nổi. (Churchill đã phải nhận rằng mấy năm đó, cố giữ cho khỏi bị dìm đầu xuống nước cũng hết hơi rồi). mà tại thuộc địa thì phải đề phòng, dẹp tan các cuộc nổi loạn của dân bản xứ. Thật là điêu tàn. Lúc đó họ mới thấy thuộc địa càng rộng lớn bao nhiêu thì họ càng bị nghẹt thở bấy nhiêu.
Syrie là đất bảo hộ của Pháp mà Pháp đã đầu hàng Đức thì thế nào Syrie cũng sẽ bị Đức chiếm, nguy cho cả bản đảo Ả Rập, nguy cho Ai Cập, nguy lây cho Ấn Độ. Anh phải ra tay trước, chiếm ngay Syrie, vừa chiếm xong, thở ra nhẹ nhàng thì lại lo đối phó ngay với hổ tướng Rommel mà sức tấn công như vũ bão, chưa tùng thấy trong lịch sử. Ai bảo làm chủ nhân ông là sướng!
Ngay từ đầu chiến tranh, cơ quan trung ương Do Thái ở Jérusalem đã họp ngay một phiên đặc biệt và chỉ trong có mười phút họ quyết định thái độ: Hết thảy đàn ông tình nguyện vào quân đội Anh để diệt kẻ thù chung. Họ muốn trả thù Đức Quốc Xã đã đành, mà họ muốn nhân cơ hội đó được bộ Quốc phòng Anh luyện tập cho cách sử dụng các khí giới tối tân; rồi một khi hết chiến tranh mà Đồng minh thắng thì Đồng minh phải xét lại Bạch thư cho họ. Tướng Haven Hurst của Anh hiểu thâm ý đó, khuyên Bộ Quốc phòng không nên chấp nhận thỉnh nguyện của họ, vì “sau này sẽ có hại: sớm muộn gì Anh cũng phải chiến đấu với tụi Do Thái đó!”.
Chỉ trong.một tuần, một trăm ba chục ngàn Do Thái - cả đàn ông lẫn đàn bà - tức một phần tư dân số Do Thái ở Palestine, tình nguyện đầu quân để chiến đấu bên cạnh người Anh. Bộ Quốc phòng Anh do dự. Từ chối thì nhất định là thiệt; vả lại lấy lý gì mà từ chối. Mà nhận thì e hậu hoạ. Sau cùng họ tìm được một giải pháp lưng chừng: nhận nhưng không cho sĩ tốt Do Thái ra trận mà chỉ nhờ họ tiếp tay trong các công việc lặt vặt như đắp đường, xây cầu, sửa hải cảng, đặt đường rầy, thế thôi. Do Thái phản kháng, Anh làm thinh.
Nhưng còn một số đông Do Thái nhập tịch Anh, Pháp, thì tất nhiên không thế cấm họ chiến đấtu được.
David Ben-Gurion đã có thời làm công trong các trại ruộng ở Sedjera, rồi lảm nhân viên trong các hầm của Rothschild, làm thợ in, hội viên rồi tổng thư ký trong Tổng hội lao động Do Thái Histadrouth, lúc đó cầm đầu phong trào Sion (Weizmann thân Anh quá, lui vào bóng tối), rõng rạc tuyên bố: Chúng ta vẫn đề kháng Bạch thư mà đồng thời chúng ta cũng cứ chiến đấu bên cạnh người Anh”.
Họ chiến đấu hăng hái ở Tây Á giúp đỡ Đồng minh rất nhiều, nhưng người Anh có lẽ vì ngượng nên cố giấu giếm. Van Paassen viết trong cuốn “Bạn Đồng minh bị bỏ quên” (L’alliée oubliée): “Sự góp sức của người Do Thái ở Palestine để thắng địch ở Tây Á là một trong những bí mật giữ kín nhất trong thế chiến thứ nhì.
Trong khi Do Thái chiến đấu bên cạnh Anh, Mỹ thì các lãnh tụ Ả Rập chờ thời, hoặc đứng về phe Trục, như Rachid Ali ở Irak, Azziz el Misri ở Ai Cập.
Rommel tiến về biên giới Ai Cập. Palestine chuẩn bị chống cự, Moshe Dayan đương bị giam ở khám Saint-Jean-d’Are vì tội hoạt động trong đội quân Hagana, được người Anh tha tội, cho cầm đầu một đội biệt động quân, cùng hoạt động chung với những “Lực lượng Tự do” của Pháp ở Syrie. Đội quân của ông lập được nhiều chiến công và trong một cuộc chiến đấu, ông bị thương, đui một con mắt. Gần cuối chiến tranh, người Do Thái chiến đấu trên khắp các mặt trận, có cả nữ binh nhảy dù Do Thái nữa.
***
Do Thái xung phong Palestine. Khi chiến tranh kết liễu, họ thất vọng: Công hy sinh diệt Đức của họ không được Anh đếm xỉa tới. Luôn luôn như vậy, ở Việt Nam như vậy, ở Ấn Độ như vậy mà ở Palestine cũng không thể khác được: dân thuộc địa có đổ bao nhiêu máu ở thực dân giữ được mẫu quốc của thực dân thì sau thế chiến thứ nhất cũng như sau thế chiến thứ nhì, thực dân chỉ nghĩ đến lợi của thực dân, bất chấp nguyện vọng của dân thuộc địa.
Vậy Do Thái vỡ mộng: Bạch thư vẫn còn đem ra áp dụng, người Anh vẫn cấm người Do Thái hồi hương để khỏi làm phật lòng Ả Rập, chỉ vì dầu lửa thời bình cũng quan trọng không kém thời chiến.
Họ phong toả gắt gao, không cho tàu chở Do Thái nào vào hải phận Palestine: nhưng cảng phong toả thì người Do Thái càng tìm mọi cách để lẻn vào, xung phong bừa vào. Vụ Strouma và Patria thất bại bi thảm không làm cho họ nản chí; sau khi cả ngàn người chết đuối ở Hắc Hải và Địa Trung Hải, họ càng hăng tiết, coi nhẹ tính mạng mà hy sinh cho thế hệ sau; họ noi gương các chiến sĩ của họ trong vùng ghetto Varsovie năm 1943: Chết như vậy còn hơn phải lang thang ở Nga, ở Ba Lan, không có công ăn việc làm.
Vì năm 1945, sau khi Đồng minh giải thoát Auschwitz, mấy vạn Do Thái may mà sống sót trở về thì nhà đã tan tành, thân nhân đã chết hết, đi xin việc thì không ai mướn, đành chua xót trở lại trại giam, sống chui rúc, nhận cơm thí của Đồng minh để chờ chết. Đức đã đi, nhưng dân tộc Ba Lan vẫn thù Do Thái, vẫn trút cả mọi tội lỗi lên đầu họ. Tội gì đây? Họ không hiểu nổi, chỉ biết rằng dân Ba Lan không muốn dung họ ở trong nước mà cũng không muốn cho họ ra khỏi nước, sợ họ tố cảo với thế giới, chỉ muốn cho họ chết dần chết mòn trong trại giam thôi.
Rồi một hôm, một số đồng bảo của họ từ Palestine qua; hối lộ các công chừc Ba Lan, nửa đêm dắt họ trốn qua Tiệp Khắc. Anh biết rằng tụi đó mà trốn thoát được thì thế nào cũng về Palestine, nên tìm cách, ngăn chặn, sai sứ thần tới yêu cầu bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Khắc cấm Do Thái đi qua cõi.
Masaryk mỉm cười đáp:
- Thưa ngài Đại sứ, tôi thú thực là không hiểu chút gì về các ống dẫn dầu ở Ả Rập, nhưng tôi rặt tường tận về loại ống dẫn tình cảm. Lời so sánh của tôi tầm thường quá, xin ngải thứ lỗi cho.
Đại sử Anh doạ dẫm. Masaryk lại mỉm cười:
- Đừng doạ tôi vô ích. Tôi còn giữ cái ghế Bộ trưởng Ngoại giao này ngày nào thì tôi còn cho người Do Thái tha hồ qua cõi ngày ấy.
Anh đành theo sát bọn Do Thái đó tới Milan (Ý) nhìn họ xuống tàu Portes de Sion và ngạc nhiên thấy tàu không tiến về Palestine mà lại tiến vào hải cảng Toulon của Pháp. Tới khi hay tin sáu ngàn rưởi người Do Thái đó không biết dùng thuật nào mà qua hết tàu Terre promise (Đất hứa), thượng cờ ngôi sao David lên, sửa soạn ra khơi. Anh đâm hoảng, yêu cầu chính phủ Pháp giữ tàu đó lại; chính phủ Pháp không thèm đáp mà cho phép Terre promise nhổ neo ra khơi. Hai chiếc tàu Anh được lệnh kèm sát hai bên hông chiếc Terre promise, đêm cũng như ngày. Khi gần tới hải phận Palestine, quân sĩ Anh dùng vũ khí uy hiếp, leo lên được chiếc Terre promise (mỗi bên có mươi người thiệt mạng) lái về Haifa, neo ở ngoài khơi, rồi xua Do Thái xuống ba chiếc tàu khác, quay trở về Toulon. Chính sách họ là hễ bắt được thì trả về chỗ cũ.
Tới Toulon, mấy ngàn người Do Thái không chịu lên bờ. Anh định dùng võ lực, đuổi họ lên, nhưng Toulon là quân cảng của Pháp, phải hỏi ý Pháp trước đã, Pháp bảo người Do Thái nào muốn lên bờ thì dân tộc Pháp sẽ tiếp đón niềm nở, Nhưng Pháp không cho phép bất kỳ ai dùng võ lực trong một hải cảng của Pháp mà xua người Do Thái lên đất Pháp được.
Thế là mấy ngàn Do Thái cứ nằm ăn vạ ở tàu hai tuần, ba tuần. Phóng viên báo chí mọi nước tới coi viết bài tường thuật mạt sát Anh. Qua tuần lễ thứ tư, một người Do Thái chết, xác phải đưa lên bờ. Rồi tới người thứ nhì. Báo chí lại tha hồ la ó. Qua tuần lễ thứ sáu; họ vẫn không hề nao núng. Anh bực mình quá, phải ra lệnh đưa hai chiếc về Hambourg và một chiếc lại đảo Chypre ở Địa Trung Hải. Tới nơi họ dùng võ lực nhốt Do Thái vào trại Dachau, tức một trại nhốt Do Thái thời Đức Quốc Xã và trại Carades ở Chypre.
***
Vụ Exodus : Chính phủ Anh thua 301 trẻ em Do Thái. Lần đó Do Thái kể như thắng lợi được một chút: làm cho thế giới công phẫn mạt sát Anh, nên càng thêm hăng hái, sắp đặt một vụ khác. Họ tính toán tỉ mỉ, chuẩn bị cả năm rồi mới thực hành để cho thế giới thấy lòng cương quyết hy sinh của họ và dã tâm tàn nhẫn của Anh. Họ làm cho nhà cầm quyền Anh mất ăn mất ngủ nửa tháng trời.
Vụ đó là vụ Exodus (1) một vụ mạo hiểm li kỳ, không ai tưởng tượng nổi, làm cho thế giới hồi hộp theo dõi từng ngày, tùng giờ; một vụ mà Léon Uris đã tả kĩ lưỡng trong năm chục trang giấy ở phần đau cuốn “Exodus”, cuốn sách bán chạy nhất thế giới luôn mấy năm: 400.000 bản bản hết trong năm 1958, năm sau in thêm 3.500.000 bản trong loại sách bỏ túi và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Léon Uris làm thông tin viên cho một tờ báo Mỹ, bỏ ra mấy năm đi khắp châu Âu, lại đảo Chypre, lại Tiểu Á, sống chung với các người Do Thái ở Israel để về viết cuốn đó, kể lại bi kịch Do Thái.
Dưới đây tôi xin tóm tắt vụ Exodus và trích dẫn ít đoạn trong tác phẩm của ông.
Vụ việc xảy ra năm 1946 ở đảo Chypre, trại Caraolos ở đảo đó giam mấy ngàn người Do Thái trong số có mấy trăm trẻ em tù 10 tới 17 tuổi.
Một nhóm người Do Thái ở Palestine do Ben-Canaan chỉ huy, dùng những mưu mô xuất quỉ nhập thần lừa gạt được bọn lính canh, lừa gạt được cả viên giám đốc, dùng ngay những xe cam nhông của quân Anh chở 302 trẻ em Do Thái ra khỏi trại giữa ban ngày, chạy xuyên qua đảo, tới Cyrénia cho các em đó xuống tàu Exodus. Nhà chức trách Anh trong đảo hay tin, đuổi theo, tới Cyrénia thì các em đã xuống hết chiếc tàu đậu ở gần bờ. Tướng Sutherland - Thống đốc đảo - đứng trên bờ ra lệnh:
- Tôi cho các anh mười phút để lên bờ. Không tuân lệnh thì quân đội Anh sẽ dùng sức mạnh để lôi các anh lên!
Dưới tàu bắc loa lên đáp:
- A lô. Sutherland! Đây tàu Exodus. Dưới tàu có 302 trẻ con mà phòng máy đầy chất nổ. Nếu ông phái một người nào xuống tàu hoặc bắn một phát súng vào tàu là chúng tôi cho tàu nổ tung liền.
Vừa nói xong là thượng ngay một lá cờ Anh ở giữa có một chữ “vạn” (thập ngoặc) to tướng của tụi Đức Quốc Xã.
Sutherland căm gan, nhưng đâu dám gánh một trách nhiệm ghê gớm như vậy, đành một mặt đánh điện về London xin chỉ thị, một mặt dàn ở bờ biển ngàn lính đầy đủ khí giới có cả xe tăng đại bác và hai thủy lôi đĩnh nữa. Để làm gì? Để ngó ba trăm trẻ em dưới tàu! Thực làm trò cười cho thiên hạ!
Tại London, một vài ông bự muốn nuốt hòan thuốc đắng mà cho chiếc Exodus vào Palestine cho rồi, nhưng Bradshaw phụ trách về vấn đề Ả Rập ở Bộ Ngoại giao không chịu, bảo như vậy là nhục, thế là Exodus và London găng nhau. Trong khi đó các thông tin viên khắp nơi bay tới Chypre nườm nượp, báo chí khắp thế giới đăng tin vụ Exodus trên trang đầu, tít rất lớn nằm trên bốn cột. Chửi mạnh nhất là báo Mỹ và Pháp: Pháp có rất ít dầu lửa ở Ả Rập, Mỹ vì đương muốn hất chân Anh ở Ả Rập. Tại Anh, dân chúng cũng bất bình vì sự bất lực của nhà cẩm quyền: tướng với tá gì, coi một trại giam trên một đảo ở giữa biển mà để cho ba trăm con nít trốn thoát được. Ngủ gục cả hay sao? Mà ngủ gục gì giữa ban ngày? Một số chỉ trích chính phủ, bênh vực Do Thái. Nhiều người coi đó là một trò vui, cá nhau bốn đồng ăn một đồng Exodus thế nào cũng phải hàng. Trong lúc đó, tinh thần của ba trăm trẻ em trên tàu Exodus lên rất cao. Suốt tuần lễ đầu, chúng ca hát, chế giễu lính Anh ở trên bờ.
Hết tuần lễ thứ nhì hai bên vẫn găng nhau. London phái người đến điều tra ngầm, nhưng cũng chẳng quyết định được gì cả. Báo chí Mỹ Pháp dù hăng tới mấy cũng không thể đăng hoài tin Exodus lên trang đầu được; sau nửa tháng, biết còn gì mà nói? Cho nên có người khuyên Ben-Canaan thương thuyết với Anh, ông cương quyết từ chối:
- Không khi nào chúng tôi lên bờ. Có hai trăm rưởi ngàn đồng bào của chúng tôi theo dõi cuộc chiến đấu của chúng tôi. Từ ngày mai chúng tôi bắt đầu tuyệt thực. Em nào yếu quá mà xỉu thì chúng tôi khiêng lên đặt nằm trên boong tàu cho người Anh thấy. Tôi đâu có muốn dùng tới chiến thuật đau lòng đó. Các em đó là con cháu tôi, tôi đâu muốn cho chúng chết đói. Người ta thử cho chúng tôi khí giới để chiến đấu xem nào, cho chúng tỏi bom đạn đi, xem chúng tỏi có diệt được tụi Anh không? Nhưng chúng tôi tay không, chỉ có lòng can đảm và đức tin. Trong lai ngàn năm nay người ta hành hạ chúng tôi, giết chúng tôi một cách vô tội vạ, như giết sâu, giết kiến. Bây giờ đây, chúng tôi phải chống cự lại, chúng tôi nhất định sẽ thắng.
Qua ngày thử 16, một tấm băng dài và rộng căng ở trên tàu, viết bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp, Hebreu:
Tuyệt thực: giờ thứ nhất.
Các báo chí lại có tin giật gân để đăng lên trang đầu.
Ngày hôm sau tới giờ tuyệt thực thứ hai mươi, mười trẻ em được khiêng lên boong tàu. Chúng không nhúc nhích. Chúng đã mê man.
Tuyệt thực: giờ thứ 35
Tại Paris, tại Rome, dân chúng từng lớp từng lớp biểu tình ở trước toà Đại sứ Anh, đòi cho chiếc Exodus được nhổ neo ngay. Tại Paris cảnh sát phải dùng đoản côn và hơi cay để giải tản những người biểu tình làm nghẽn đường phố. Ở Copenhague, Stockholm, Bruxelles, La Haye cũng biểu tình nhưng trong trật tự.
Tuyệt thực: giờ thứ 38
Không ai bảo ai, tất cả dân trên đảo Chypre đều ngừng việc: xe không chạy, các cửa hàng, rạp hát, khách sạn, đều đóng cửa, phu khuân vác ở bến tàu cũng khoanh tay. Các thị trấn đông đảo bỗng như ngưng sống.
Tuyệt thực: giờ thứ 40
Ở dưới tàu, Ben-Canaan ngồi đối diện với các đồng chí. Một người bảo:
- Tôi là quân nhân, nhìn bọn trẻ em đó chết đói tôi chịu không nổi.
Ben-Canaan bực mình đáp lại:
- Ở Palestine, tuổi đó, chúng đã cầm khí giới chiến đấu rồi.
- Thà là cầm súng chiến đấu.
- Tuyệt thực cũng là một cách chiến đấu. Gần sáu triệu Do Thái chết trong các phòng hơi độc mà không hiểu vì tội tình gì. Nếu ba trăm trẻ em trên tàu này phải chết thì ít nhất chúng cũng biết được chết cho ai, cho cái gì.
Trên boong đã có sáu chục trẻ em mê man, nằm thành ba hàng, mặt mày hốc hác, mắt đục, tóc bết lại.
Tuyệt thực: giờ thứ 81
Thêm mười trẻ em bất tỉnh nữa, cộng là bảy chục.
Trên bờ, một số lính Anh trông thấy cảnh đó, chịu không nổi, đòi được thay, dù có bị đưa ra toà án quân sự cũng chịu.
Tuyệt thực: giờ thứ 83
Phỏng chừng mười trẻ sắp tắt thở.
Tại Chypre, tướng Sutherland nhận được miếng giấy có mấy hàng chữ:
“Khẩn
Ari Ben-Canaan phát ngôn viên của tàu Exodus báo trước rằng từ ngày mai trở đi, cứ mỗi ngày đúng 12 giờ trưa sẽ có mười em tình nguyện tự tử trên boong tàu, ngay trước mặt quan Anh.
Sẽ tiếp tục dùng cách đó để phản kháng cho tới khi nào tàu Exodus được phép rời bến để qua Palestine nếu không thì những người dưới tầu sẽ lần lượt tự tử hết”.
Khi London được tin đó thì Bradshaw chỉ còn đúng 14 giờ để quyết định, nếu muốn tránh lớp tự tử thứ nhất. Ông ta vội vàng kêu điện thoại hoặc đánh điện cho người chỉ huy Do Thái ở Anh, Palestine, Mỹ, nhờ họ can thiệp giùm cho chính phủ Anh một thời gian để tìm một giải pháp, ông ta hi vọng có thể thương thuyết với Ben-Canaan và thuyết phục Ben-Canaan như đã thuyết phục nhiều người khác. Nhưng sáu giờ sau, mọi nơi đều trả lời “Chúng tôi không chịu can thiệp”.
Riêng Ben-Canaan đáp rằng:
“Bàn cãi gì cũng vô ích. Vấn đề giản dị lắm: “Chiếc Exodus rời bến hay không rời bến, chỉ có thế thôi”. Ben-Canaan lại còn dẫn lời hồi xưa Moïse nói với vua Ai Cập: “Để cho dân tộc tôi đi”.
“Ben-Canaan thật là một thằng quỉ, tàn nhẫn ghê gớm!”. Vừa lẩm bẩm như vậy, Bradshaw vừa lật các điện tín và hồ sơ, ông ta đọc đi đọc lại hai bức điện tín, một bức của Ben-Canaan:
“Ari Ben-Canaan, phát ngôn viên của tảu Exodus, báo trước rằng từ mai trở đi, cứ mỗi ngày đúng 12 giờ trưa, sẽ có mười em tình nguyện tự tử”.
Một bức của các quốc gia Ả Rập tuyên bố rằng:
“Nếu Anh cho phép chiếc tàu Exodus nhổ neo tới Palestine là Anh xúc phạm toàn thể các dân tộc theo Hồi giáo!”
Chỉ còn có ba giờ nữa là hết hạn, ông ta hoang mang chưa bao giờ gặp một vụ rắc rối như vậy.
Sau cùng ông gọi người phụ tá vô:
- Đánh điện ngay lại đảo Chypre. Cho chiếc Exodus đi Palestine!
Thế là ba trăm trẻ em Do Thái đã thắng chính phủ phủ Anh, xung phong được vào Palestine.
Tin chiếc Exodus nhổ neo được đánh đi khắp nơi, in lên trang đầu mọi tờ báo. Ở Chypre người ta thở ra khoan khoái và nhà cầm quyền Anh trên đảo yêu cầu Ben Canaan cho họ săn sóc các trẻ em tới khi nào chúng mạnh rồi hãy nhổ neo.
Tặng vật quần áo, thuốc men, mền mùng… gởi tới, không có chỗ chứa…


Lịch sử Bài học Israel PHẦN II
Chương VII SỰ THÀNH LẬP QUỐC GIA ISRAEL - CHIẾN TRANH ĐỘC LẬP VÀ HAI CHIẾN TRANH SAU NẾU CÁC BẠN MUỐN THÌ VIỆC ĐÓ SẼ KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG
Anh lại theo gót Đức Quốc Xã. Lịch sử chính trị quốc tế luôn luôn đầy những mâu thuẫn. Người Anh ân cần săn sóc ba trăm trẻ em trên tàu Exodus bao nhiêu thì khi chúng vô Palestine rồi, lại đối đãi với chúng, đồng bào của chúng tàn nhẫn bấy nhiêu, trước kia họ mạt sát Đức Quốc Xã ghê tởm những trại giam của Đức thì bây giờ họ lại dùng ngay trại giam của Đức - Trại Dachau, như trên tôi đã nói - và dựng thêm những trại giam khác ở Chypre, ở Palestine để nhốt Do Thái, chỉ khác một điều là họ không dùng hơi độc và lò thiêu, còn chính sách đàn áp cũng chẳng kém gì Đức: cũng bắt bớ, tra tấn, xử tử, ám sát.
Người Do Thái phải chống cự lại và sau khi là Đồng minh của Anh để diệt Đức, bây giờ họ thành kẻ thù của Anh. Đoàn tự vệ Hagana được khuếch sung, họ tổ chức thêm những đoàn nghĩa quân khác: Irgoun, Stern. Mỗi đoàn dùng một phương pháp riêng, một chiến thuật riêng. Đoàn Stern có tinh thần cuồng tín, chuyên ám sát chính khách Anh. Còn đoàn Igoun gan dạ, tổ chức những cuộc tấn công “ngoạn mục” để làm cho Anh phải mất mặt: chẳng hạn dám xung phong vào các bản doanh Anh chém giết rồi rút ra, hoặc tấn công và cướp các kho khí giới, bắt cóc các sĩ quan Anh.
Quan trọng nhất vẫn là cơ quan Hagana mà nhiệm vụ là tổ chức cuộc chiến đấu, huấn luyện sĩ tốt, đào tạo cán bộ, cung cấp khí giới. Kinh đô nào ở châu Âu cũng có nhân viên của họ lo mua khí giới chở lén vô Palestine.
Người Anh đâu chịu nhượng bộ: họ treo cổ những người khủng bố, lưu đày các lãnh tụ chính trị, thiết quân luật, ban bố luật giới nghiêm. Họ phải dùng 200.000 lính để đối phó với nửa triệu Do Thái mà không lập nổi trật tự. Vì nghĩa quân Do Thái được toàn thể Do Thái, cả một số người Anh nữa, ủng hộ, giúp đỡ cho vượt ngục, trốn thoát sự lùng soát, bao vây của Anh. Nhất là vì họ gan dạ, không sợ chết, chỉ hai ba nghĩa quân có thể làm cho cả một trung đội Anh phãi bó tay rồi rút lui.
***
Anh đưa vấn đề ra Liên hiệp quốc. Đồng thời người Do Thái cũng chiến đấu về mặt chính trị để các cường quốc Âu Mỹ phải tìm một giải pháp cho vấn đề Palestine.
Sau thế chiến thứ nhì, sức của Anh rất suy, ảnh hưởng của Anh ở bán đảo Ả Rập tất phải giảm. Mỹ đã hất chân Anh ở quốc gia Ả Rập Saudi. Bây giờ buộc Anh phải đem vấn đề Palestine cho Mỹ xét chung. Một Uỷ ban Anh - Mỹ được thành lập để điều tra tại châu Âu và tại Palestine. Uỷ ban cho rằng chỉ có mỗi giải pháp là phải cho ngay 100.000 người Do Thái vô Palestine. Anh không chịu.
Ngay từ tháng sáu 1946, đoàn quân Hagana đã mạnh mẽ, đánh du kích quân Anh, có lần đặt chất nổ làm sụp một phần khách sạn Kinh David nơi mà tổng tham mưu quân đội Anh ở đương đóng; bây giờ thêm 100.000 Do Thái nữa vô thì chịu sao nổi, nhất là Ả Rập càng thêm bất bình, sẽ tấn công cả Do Thái lẫn Anh, mà Anh phải đương đầu với hai kẻ thù.
Ngoại trưởng Anh, Ernest Bevin nghĩ ra -một giải pháp: họp một hội nghị bàn tròn gồm Anh, Ả Rập, Do Thái để tìm hiểu quan điểm của nhau.
Nhưng đại biểu Ả Rập không thèm ngồi chung với đại biểu Do Thái; không ai thoả thuận với ai cả.
Anh và Ả Rập bác bỏ đề nghị của Do Thái; Do Thái và Anh bác bỏ đề nghị của Ả Rập; mà Do Thái và Ả Rập cũng bác bỏ đề nghị của Anh. Ai cũng có lý hết. Do Thái bảo:
- Tổ tiên chúng tôi ở Palestine. Chúng tôi có quyền được về quê hương của chúng tôi. Quyền đó đã được 50 quốc gia ký bản tuyên ngôn Balfour thừa nhận, rồi sau thế chiến thứ nhất, Hội Vạn Quốc đã cho chúng tôi được thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine. Chúng tôi đã gắng sức khai phá Palestine trong mấy chục năm nay, đổ mồ hôi nước mắt vào cái đất mà người Ả Rập trước kia để cho khô cằn này, chúng tôi đã có công lao xây dựng nó, mà không làm thiệt hại cho người Ả Rập, trái lại là khác; chúng tôi tôn trọng quyền lợi của họ và mức sống của họ nhờ chúng tôi mà cao lên. Thế thì tại sao lại cấm chúng tôi? Huống hồ hiện nay có 2.000.000 đồng bào của chúng tôi sống sót tại các lại giam của Đức, bảo họ đi đâu bây giờ?
Ả Rập bảo:
- Đất Palestine, tổ tiên chúng tôi đã chiếm được từ năm 637, năm Quốc vương Omar vô Jérusalem sau ba năm chiến đấu với người Ba Tư. Vậy thì đâu còn là của Do Thái nữa? Từ trước tới nay, chúng tôi vẫn là dân tộc đa số ở đây: hai phần ba dân số là Ả Rập. Khi đế quốc Thổ sụp đổ, Anh đã hứa cho chúng tôi độc lập. Chúng tôi hứa sẽ tôn trọng quyền lợi của những người Do Thái, phần thiểu số trong quốc gia của chúng tôi.
Anh đã lỡ hứa cho cả hai bên, bây giờ không biết đáp ra sao, trút cả trách nhiệm cho Liên hiệp quốc. Liên hiệp quốc lập một Uỷ ban điều tra, Uỷ ban thứ 18 về vấn đề Palestine. Uỷ ban đưa ra giải pháp chia đôi Palestine. Sẽ có hai quốc gia ở Palestine, một của Ả Rập, một của Do Thái. Nhìn bản đồ bên trái ở gần cuối chương, độc giả sẽ thấy ranh giới họ vẽ, chỗ ra chỗ vô, chia thành nhiều mảnh khác nhau, chen lấn nhau, thật kỳ dị?
Dầu vậy, Do Thái cũng vẫn chịu vì nghĩ thà được ít còn hơn không, hãy có một miếng đất để lập quốc đã. Nhưng Ả Rập không chịu, nằng nặc đòi đuổi Do Thái đi.
Anh thấy ôm miếng đất đó chỉ thêm bỏng tay, tuyên bố rút hết quân về, để cho “hai bên lãnh trách nhiệm với nhau”. Nghĩa là Anh muốn bảo Do Thái và Ả Rập: cứ tha hồ mà chém giết nhau, ta bỏ mặc đấy!
***
Anh phớt tỉnh nhìn hai bên thanh toán lẫn nhau. Anh tuyên bố đến ngày 1-8-1948 thì rút lui và sau nhiều lần bàn cãi sôi nổi, Hội đồng Liên hiệp quốc thoả thuận ngày 19-9-1047 sẽ có một Uỷ ban sửa soạn sự độc lập cho hai quốc gia trước khi mãn nhiệm kỳ của Anh, nhưng rồi họ chẳng sửa soạn được gì cả.
Được tin đó, Liên bang Ả Rập gồm bảy nước: Ai Cập, Syrie, Liban, Iraq, Transjordanie, Ả Rập Saudi và Palestine họp nhau lại phản kháng quyết định của Liên hiệp quốc. Từ Damas tới Amman, từ Bagdad tới Le Caire, đâu đâu người ta cũng hô hào chuẩn bị thánh chiến. Người ta hét lớn trong đài phát thanh: “Mohamed truyền: “Hễ tụi dị giáo tấn công các con thì các con sẽ tắm trong máu của chúng!”. Người ta phát những truyền đơn giọng thật găng và hăng: “A? Tụi Do Thái bảo Jahvé của họ là thần chiến thắng ư? Thì chúng ta sẽ cho họ thấy rằng Islam cũng là một tôn giáo biết dùng lưỡi kiếm…”
Tại khắp các châu thành ở Tây Á, người ta thu nhận lính tình nguyện. Người ta tin chắc sẽ thắng: một bên bốn chục triệu người, một bên già nửa triệu (600.000 người): “Chúng ta sẽ tận diệt Do Thái, làm cho hậu thế phải nhắc tới chúng ta như nhắc tới các cuộc tàn sát của Mông Cổ và Thập tự quân”.
Và cuộc thánh chiến bắt đầu từ năm 1947, ngay trước mặt nhà cầm quyền Anh mà quân đội Anh làm lơ không can thiệp. Mình sắp rút lui, gây thù oán làm gì cho mệt!
Lính Ả Rập bắt đầu tấn công các làng ở phía bắc Palestine, đốt phá, chém giết; rồi họ đột nhập khắp nơi mỗi ngày một nhiều, được những người Ả Rập ở Palestine tiếp đón, giúp đỡ mọi phương tiện. Họ rải rác đóng mỗi nơi một ít, chỉ đợi ngày quân đội Anh rút lui là sẽ thay thế liền, rồi tận diệt Do Thái, buộc Liên hiệp quốc phải hủy bỏ quyết định ngày 29-11-1947.
Họ tấn công các đường giao thông, cắt liên lạc giữa các đồn điền Do Thái. Họ phục kích các đoàn xe vận tải. Trong các châu thành dân cư lẫn lộn như Jérusalem, Haifa, ngày nào cũng xảy ra những cuộc thanh toán của hai bên. Ở Tel Aviv mặt trận cắt ngang thành phố, một bên là khu Do Thái một bên là khu Ả Rập.
Phía Do Thái, người ta hoạt động còn gắt hơn: lén chở khí giới vô, chế tạo thuốc nổ, sửa xe vận tải thành chiến xa. Các tháp nước biến thành tháp canh, hầm chứa rượu biến thành hầm trú. Mỗi Kibboutz thành một đồn tự vệ để rồi sau thành một điểm xuất phát để tấn công Ả Rập.
Người ta biết rằng không thể trông cậy gì ở Anh được: Anh đã hoàn toàn tỏ ra bất lực, không giữ được trật tự, lại còn ngầm giúp Ả Rập nữa; mà cũng không thể trông cậy ở Liên hiệp quốc vì sự can thiệp của Liên hiệp quốc bao giờ cũng chậm trễ và yếu ớt. Vả lại chính Anh cũng không chịu giúp Liên hiệp quốc phương tiện để hoạt động; họ ngầm mong rằng Do Thái sẽ lâm nguy, lúc đó lại phải nhờ cậy họ. Và trong khi chờ đợi, họ khoanh tay ngồi ngó.
Các Kibboutz chiến đấu rất hăng. Một trường hợp điển hình là Kibboutz Beeroth - Yitschak tại miền sa mạc Neguev, khu vực quan trọng bậc nhất về phương diện chiến lược.
Luôn mấy ngày liền Ai Cập thả bom và nã đại bác vào làng, người ta tản cư được kịp các trẻ em trước ngày Ả Rập xung phong: 15-5-1947.
Hôm đó tử sáu giờ sảng, máy bay dội bom xuống không ngớt rồi hai đoàn chiến xa từ phía bắc và phía tây tiến tới, 2.000 bộ binh đi sau.
Quân Ai Cập phá được một vị trí, vô được đồn điền, tiến tới sát dãy nhà đồn điền. Hai bên sáp chiến. Viên chỉ huy Do Thái tử trận. Vậy mà họ cầm cự được cho tới khi có quân tiếp viện tới. Có người sáu giờ liên tiếp liệng lựu đạn vào các xe tăng Ả Rập. Đàn bà làm liên lạc viên và tiếp tế quân nhu. Khi quân tiếp viện tới, trời đã xế chiều, Ả Rập hoảng hốt, bỏ chạy: bên Do Thái 17 người chết và 20 người bị thương, bên Ả Rập bỏ lại hai trăm xác chết.
Đầu tháng 4-1948, Do Thái họp một Uỷ ban lâm thời bầu David Ben-Gurion làm chủ tịch. Ngày 12-4-1948 họ kêu gọi thế giới:
“Xin thế giới nhìn nhận cho Israel quyền được tự cứu minh. Xin thế giới cho Israel được có tiếng nói riêng của mình, được sống một đời độc lập”.
Trước kia, Anh tính đến ngày 1-8-1948 mới rút lui, nhưng bây giờ thấy tình thế rối ren quá, cả Do Thái lẫn Ả Rập đều ghét minh, tấn công mình, nên quyết định chấm dứt nhiệm kỳ hai tháng rưỡi trước ngày đã định.
Tháng 5-1948, Anh rút quân dần dần và giao lại năm mươi đồn gọi là đồn cảnh sát, mà thực chất là đồn chiến lược, cho người Ả Rập.
Ngày 12-5-1948 (1), với tinh thần phớt tỉnh truyền thống của mình, Anh tuyên bố:
“Uỷ quyền sẽ chính thức mãn hạn vào 12 giờ một phút đêm 14 rạng 15-6-1948. Tổng Cao uỷ Anh sẽ rời Jérusalem mà đi Haifa rồi xuống tàu H.M.S Euryalus, chiếc này sẽ nhổ neo mười hai giờ khuya. Quân đội Anh cũng sẽ rút khỏi Jerusalem và các miền khác ở Palestine ngày 14-5-1948”.
Nghĩa là họ chỉ tuyên bố trước có hai ngày rưỡi, vào đúng lúc Uỷ ban Liên hiệp quốc không có mặt ở Palestine, thật là một vố nặng cho dân tộc Do Thái.
Anh rút lui thật, rút về đảo Chypre, tin chắc Do Thái sẽ phải quay lưng ra biển chiến đấu với Ả Rập và chẳng bao lâu, sẽ chịu không nổi, phải cầu cứu họ và lúc đó họ sẽ trở lại. Họ có ngờ đâu - mà cả thế giới đều không ngờ - đẩy dân tộc Do Thái vào con đường chết tức là mở cho Do Thái con đường sống!
Lúc này đây, thế giới mới thấy tài năng và sự cương quyết phi thường của David Ben-Gurion.
***
Ben-Gurion - người thực hiện được giấc mộng của Herzl. Herzl bảo: “Nếu các bạn muốn thì việc đó (việc thành lập Quốc gia Do Thãi) sẽ không phải là chuyện hoang đường”. Từ khi bị diệt chủng dưới thời Đức Quốc Xã, người Do Thái nào cũng muốn thành lập một quốc gia Do Thái, nhưng muốn một cách kiên trì, bướng bỉnh thì không ai bằng Ben-Gurion.
Ông sanh năm 1886 ở Plonsk (Ba Lan). Tính tình trầm tĩnh, ít nói, ít cười đùa, ngay cả với anh em chị em trong nhà. Khi đã biết đọc sách rồi thì không lúc nào rời cuốn sách. Hai cuốn đẩu tiên ông đọc là cuốn L’amour de Sion (Tình yêu Sion) và La case de l’oncle Tom (Cái chòi của chú Tôm) dịch ra tiếng Hébreu. Kế đó ông nghiến ngấu sách Nga, mê Toistol. Suốt đời, hễ có lúc nào rảnh được mấy phút là ông học, ngoài tiếng Hébreu và tiếng Nga, ông biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng La tinh, tiếng Hi Lạp và tiếng Thổ.
Ông học tiếng Thổ hồi còn trẻ, mới qua Palestine. Lúc đó Palestine là một thuộc địa của Thổ, cho nên ông và một người bạn, Ben-Zvi (sau làm tổng thống Israel) rủ nhau qua Thổ học tiếng Thổ để giao thiệp với người Thổ. Còn tiếng Hi Lạp ông học hồi năm hay sáu chục tuổi để đọc được Platon trong nguyên văn vì ngoài Thánh kinh ra ông thích nhất cuốn “La République” của Platon, ông học tiếng Tây Ban Nha cũng để đọc Don Quichotte bằng nguyên văn. Năm 1966 tủ sách của ông đã có hai chục ngàn cuốn, đủ các loại từ chính trị tới văn chương, triết học, sử học, ông đọc cả sách về Phật học và có lần vào ở trong một chùa Phật giáo ở Rangoon để đọc kinh Phật nữa. Suốt đời ông vận động, hoạt động cho dân tộc, quốc gia Do Thái, thì giờ đâu mà ông đọc được bấy nhiêu sách.
Ông theo đạo Do Thái, dĩ nhiên, nhưng ít khi tới giáo đường, cũng không theo đúng những luật cùng nghi lễ trong đạo mà sớm lưu tâm về chính trị, chiến đấu cho dân tộc từ hồi 14 tuổi. Lúc đó ông cùng với hai bạn học đã quyết tâm sẽ qua Palestine để thành lập một quốc gia ở đó, ông nghĩ bụng quốc gia sau sẽ cần dùng nhiều nhà chuyên môn, nên năm 16 tuổi ông qua du học Varsovie. Chưa thành nghề thì, năm 20 tuổi ông đã sang Palestine làm công trong các vườn nho, vườn cam. Có hồi thân phụ ông hay tin ông đau, gởi qua cho mười rúp, ông gởi trả lại: “Con tự xoay xở lấy được. Chỉ có mười rúp!”
Ông hoạt động chính trị khá mạnh, người Thổ đuổi ông ra khỏi cõi, ông qua Mỹ, đi thăm hết các tổ chức Do Thái ở Mỹ và thấy rằng muốn thành lập một quốc gia Do Thái thì chẳng những phải chiến đấu với người Ả Rập và người Anh, mà còn phải chiến đấu cả với người Do Thái nữa vì đa số đồng bào ông chỉ muốn yên ổn được nhập tịch các nước phương Tây, hoặc quá tin ở phương pháp ngoại giao và chính sách mua đất. Ông bảo:
“Có nhiều cách để chiếm một xứ: hoặc bằng vũ lực, hoặc bằng các mánh khoé chính trị, bằng hiệp ước ngoại giao, lại có thể mua bằng tiền được nữa (…) Nhưng chúng ta muốn dựng ở Palestine một quốc gia kia. Mà một quốc gia thì không nhận được như một món quà, cũng không thể mua được bằng những hiệp ước chính trị, không thể chiếm được bằng sức mạnh. Một quốc gia thì phải xây dựng bằng mồ hôi nước mắt”.
Như vậy là ông chống chính sách của Chaim Weizmann, nhà hoá học và chính trị gia Do Thái quá tin ở đường lối ngoại giao từ khi nhận bức thư của Balfour, tức bản tuyên ngôn Halfour. Lúc đó ai cũng cho ông là quá khích, mà đứng về phe Weizmann vì nhờ những vận động của Weizmann trong thế chiến thứ nhất mà Anh có thái độ bênh vực Do Thái.
Chỉ riêng Ben-Gurion là vẫn không lạc quan về người Anh. Ít tháng sau, Mỹ lâm chiến (thế chiến thứ nhất) ông xin vô đoàn Lê Dương ở Port Said để chiến đấu bên cạnh Đồng minh, ông xin được qua mặt trận Palestine, nhưng vừa tới nơi thì chiế tranh chấm dứt, ông giải ngũ, ở lại Palestine, thành lập Tổng hội Lao Động Do Thái (Histadrouth) để đào tạo cán bộ cho Quốc gia sau này, nhất là gây dựng một đạo quân mới đầu gồm 4.433 chiến sĩ. Hành động đó của ông như để chống lại chính sách của Weizmann và Weizmann không ưa ông, cho ông là bướng bỉnh, nóng nảy quá, không thể thành công được; vài chục ngàn người Do Thái, làm sao chống nổi tám trăm ngàn người Ả Rập ở Palestine, nhất là ở dưới quyền người Anh.
Mặc những lời chỉ trích và dèm pha, Ben-Gurion vẫn kiên nhẫn theo đuổi đường lối của mình và mười hai năm sau người ta mới thấy ông là người sáng suốt biết trông xa.
Tháng 8 năm 1929, một hôm thứ sáu, hàng trăm thanh niên Ả Rập ùa lại vây các khu Do Thái mà chém giết, cướp bóc. Khi người Anh tới can thiệp thì họ đã trốn thoát. Một trăm lẻ bốn người Do Thái bị giết, hàng ngàn người khác bị thương. Chính quyền Anh cho điều tra, rồi cũng dìm vụ đó đi.
Tình hình càng ngày càng thêm găng giữa Do Thái và Ả Rập, và năm 1939 Anh cho ra cuốn Bạch thư để bênh vực Ả Rập. Lúc đó Weizmann mới biết rằng phải trông vào sức của mình, không thể tin cáo già Anh được nữa.
Ngôi sao của Weizmann mờ đi và năm 1935 Ben-Gurion được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban chấp hành Do Thái, ông đem toàn lực ra hô hào đồng bào chống chính sách của Anh, tổ chức đưa lén người Do Thái vào Palestine, tuy chống chính sách đàn áp Do Thái của Anh, ông vẫn đứng bên cạnh Đồng minh trong thế chiến thứ nhì.
Khi thế chiến thứ nhì chấm dứt, ngày 8-5-1945, mọi người Anh ăn mừng hoà binh, thì ông ghi trong nhật ký: “Ngày thắng trận buồn, rất buồn”.
Buồn vì ông biết rằng từ nay ở châu Âu có hoà bình, chứ ở Palestine thì còn phải chiến đấu mạnh hơn nữa, giai đoạn quyết liệt sắp tới, số phận người Do Thái ở châu Âu chưa chắc đã khá mà số phận họ ở Palestine thì còn điêu đứng hơn nữa.
Lời tiên đoán cũng lại đúng: từ 1945 đến 1948, các cuộc khủng bổ của Ả Rập, các cuộc đàn áp của Anh mỗi ngày mỗi tăng. Đúng là một chiến tranh không có mặt trận, không có lính chính quy: Bất kỳ ở đâu, từ đồng ruộng tới rừng rú, từ đường phố trong châu thành tới vườn cam vườn chanh, từ sa mạc phương Nam tới đồi núi phương Bắc, Do Thái và Ả Rập hễ gặp nhau là bắn nhau, có khi ngay dưới mắt người Anh. Ben-Gurion trong mấy năm đó phải qua Mỹ qua Âu vận động đồng bào Do Thái giúp tiền mua khí giới chở về Palestine.
Tiền thì tương đối dễ kiếm vì ở Mỹ có năm triệu Do Thái, đa số giàu lớn. Khó là làm sao đưa được khí giới về Palestine vì Anh cấm ngặt, canh gác ở khắp các bờ biển, biên giới Palestine.
Một lần ở Anh, một nhóm người Do Thái phải làm bộ quay một phim về chiến tranh và trong lúc quay, mấy chiếc máy bay cất cánh rồi bay luôn.
Khi hay tin Anh sắp rút ra khỏi Palestine, một mặt Ben-Gurion phái người qua Mỹ cho chính quyền Mỹ biết ý định của ông là thành lập quốc gia Israel và chỉ xin người Mỹ đừng can thiệp vô. Lúc đó tướng Marshall làm bộ trưởng Ngoại giao khuyên ông đừng. Lực lượng hai bên hơn kém nhau quá xa, một bên 650.000 người, một bên ba bốn triệu, huống hồ Do Thái chỉ có một lực lượng cảnh sát còn Ả Rập có một lực lượng chính quy đầy đủ khí giới.
Mặt khác ông phái bà Golda Meyerson cải trang để tiếp xúc với Abdallah - Quốc vương Transjordanie - người từ trước vẫn có cảm tình với Do Thái để xin Transjordanie trung lập. Abdallah không chịu.
Ngày 12-5-1948, hai sứ giả đó về Tel Aviv cho ông hay kết quả và lúc này ông phải quyết định.
Nếu không tuyên bố thành lập Quốc gia Do Thái thì không còn cơ hội nào nữa và sẽ không có quyền ngoại giao, không có quyền mua khí giới, như vậy tương lai Do Thái nằm trong tay Ả Rập; mà nếu thành lập Quốc gia Do Thái thì rất có thể 650.000 người Do Thái ở Palestine sẽ bị tiêu diệt như Marshall đã cảnh cáo.
Cũng ngày đó chính quyền Anh tuyên bố rút quân rồi 1.500 lính Ả Rập có đủ đại bác và xe thiết giáp bắt đầu tấn công, diệt quân Do Thái ở Ergion.
Ông cho họp gấp một Uỷ ban tối cao gồm 13 người để quyết định, ông trình bày chủ trương của ông là nhất định thành lập quốc gia Israel, rồi yêu cầu biểu quyết: có sáu phiếu thuận, bốn phiếu nghịch (ba người vắng mặt).
Ngày 14-5-1948 (2), hồi 16 giờ, ông họp Quốc hội Do Thái ở Tel Aviv trong một phòng treo hình Herzl. Phòng chật cứng. Ai nấy hồi hộp nín thở khi Ben-Gurion lên diễn đàn tuyên bố:
“Tôi tuyên bố thành lập Quốc gia Do Thái Palestine. Kể từ hôm lay Quốc gia đó lấy tên là Israel. Hỡi các đồng bào Do Thái, ở khắp thế giới, xin các bạn nghe tôi đây. Các bạn đứng hết cả về phía Israel đi. Giúp đỡ quốc gia phát triển. Giúp dân tộc chiến đấu để thực hiện ước mộng ngàn năm của chúng ta, mộng cứu quốc và phục hưng Israel!”
Người ta vỗ tay hoan hô đến rung rinh cả phòng nhóm, người ta la hét, ôm nhau, khóc với nhau, rồi ca hát:
Hỡi Thượng đế,
Xin Ngài che chở chúng con,
Nhờ Ngài mà chúng con sẽ thắng trận,
Chúng con sẽ cất lại ở đây ngôi Đền,
Để sớm tối ca tụng Ngài.
Nhưng khi cười hát xong, mặt Người nào người nấy bỗng hoá ra đăm chiêu: không biết các nước khác nhận tin đó ra sao? Chỉ còn có vài giờ nữa là Anh phủi tay để mặc họ với nhau. Nửa đêm hôm nay đây sẽ xảy ra việc gì? Họ chờ đợi, hy vọng mà lo lắng.
Khi bản quốc thiều vừa chấm dứt thì Ben-Gurion chạy vội tới Bộ Tổng tham mưu vì chiến tranh vẫn tiếp tục. Ở Amman, quốc vương Abdallah ra lệnh cho quân đội xâm nhập địa phận Do Thái. Và sáng hôm sau các đạo quân Ả Rập từ ba phía ùa vào, phi cơ Ả Rập dội bom Tel Aviv.
Sau này nhắc lại việc đó, Ben-Gurion bảo: “Khoảng bốn giờ chiều, quần chúng vui như điên, nhảy múa ca hát ngây thơ ở khắp các đường phố, nhưng tôi thì buồn vì biết cái gì sắp xảy ra. Lúc đó là lúc bi đát nhất trong đời tôi”.
Mà cũng là lúc vẻ vang nhất nữa, quân đội của ông sẽ làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên.


Lịch sử Bài học Israel
Chương VII (B) Họ chiến đấu hăng say như sư tử
Đêm hôm đó, không người Do Thái nào ngủ được.
Đúng nửa đêm, Anh rút quân.
Ở Palestine, thì nửa giờ sau Tổng thống Truman báo tin rằng Hoa Kỳ đã thừa nhận tân quốc gia Israel, vài giờ sau Nga cũng đánh điện thừa nhận, rồi tới nhiều quốc gia khác. Các nhà ngoại giao Do Thái hoạt động ngầm trong mấy tháng nay đã thành công.
Nhưng bây giờ mới bắt đầu tới lúc phải hy sinh ghê gớm, gấp mười, gấp trăm trước. Bi kịch đã khai diễn. Khai diễn ngay từ cái lúc mà bản văn thành lập Quốc gia Israel chưa ráo nét mực.
Bom đạn nổ ở khắp nơi, ở phía bắc, phía đông, phía nam. Quân đội Ả Rập tấn công từ mọi biên giới.
Vua Abdallah xứ Transjordanie tuyên bố với Liên hiệp quốc rằng quân đội của ông bắt buộc phải tiến vào Palestine để che chở những người Ả Rập sinh trưởng tại đó khỏi bị Do Thái tiêu diệt. Đồng thời hai đạo quân Ai Cập tiến vào Gaza và Hebron trong sa mạc Neguve. Hai đạo quân khác của Transjordanie bao Hắc Hải tiến vào Jerusalem và phía dưới Sodome. Một đạo quân Iraq chặn phía nam Galilée. Một đạo quân Syrie tấn công Tibériade, Safed. Một đạo quân nữa của Liban tấn công phía Bắc Galilée, đồ về Haifa, Tel Aviv bị tấn công cả ha mặt.
Liên quân Ả Rập tính “thanh toán” Israel nội trong vòng mười ngày. Và vua Abdallah định ngày 25-5-1948 sẽ vô Jérusalem.
Xét bề ngoài thì thế của Ả Rập mạnh gấp mười, gấp hai chục Israel; nhưng xét kỹ bề trong, Israel mạnh hơn Ả Rập: bên Ả Rập chỉ có 21.000 quân, bên Israel có tới 60.000. Tinh thần Israel cao hơn: họ phải chiến đấu để sống còn (ba mặt là kẻ thù, một mặt là biển, biết chạy đi đâu) nên họ đoàn kết với nhau, lại có nhiều khí giới tối tân vì họ đã chuẩn bị từ trước. Ả Rập tuy có tinh thần tôn giáo nhưng khí giới cổ lỗ mà sự chỉ huy rời rạc.
Ngay từ hồi mới giao chiến, 500.000 người Ả Rập ở Palestine hốt hoảng bỏ hết cả của cải, trốn qua biên giới Transjordanie. Nửa tháng sau tình thế thực hỗn độn. Gần như không thành mặt trận nữa, chỉ có vô số cuộc sáp chiến lẻ tẻ ở khắp nơi. Hồi đầu Israel hơi núng thế. Dần dần họ vững lại được, thắng đội quân Liban và Iraq. Sau đó, đội quân tinh nhuệ Hagana của họ thắng được một trận lớn ở Fallouga, quân đội Ai Cập phải rút lui trong cảnh hỗn loạn. Sau này người Do Thái nhắc lại trận đó bảo:
“Chúng tôi đã thắng vì hai lý do: một lý do tự nhiên là có Chúa giúp sức dân tộc chúng tôi, một lý do thần kỳ là sự can đảm của sĩ tốt chúng tôi: họ chiến đấu hăng như sư tử”.
Còn ba lý do nữa Nasser đã ghi lại cho chúng ta. Hồi đó Nasser làm đại uý dưới triều vua Farouk, một thứ Bảo Đại của Ai Cập, có dự chiến dịch. Đại ý ông bảo:
“1. Quân Ai Cập, Iraq và Transjordanie ba mặt tiến đánh Tel Aviv mà không có một chiến lược chung, không liên lạc với nhau, để đến nỗi Iraq bị đánh tan trước, rồi Transjordanie bị vây gần Jérusalem Ai Cập bị vây ở phía bắc Hébron mà chẳng bên nào cứu được bên nào.
2. Riêng quân Ai Cập kém xa quân đội Israel về mọi phương diện, quân số đã ít, khí giới lại thiếu. Trong thế chiến thứ nhì, đồng bào ông bị thực dân Auh nghi kỵ, không cho sử dụng các vũ khí mới, không cho ra mặt trận, nên thiếu kinh nghiệm, nhất là thiếu tổ chức. Tấn công một làng mà không có bản đồ làng đó, không có xe thiết giáp để mở đường trước, thành thử lính Ả Rập càng dũng cảm thì chết càng nhiều, thiếu xe để chở họ. Thức ăn cũng thiếu. Người ta phát cho mỗi đại đội một số tiền (1.000 bảng Anh) để mặc đội trưởng mua tại chỗ ô-liu và pho-mát cho quân lính, Tình trạng đó của quân đội Ai Cập có lẽ, cũng là tình trạng chung của liên quân Ả Rập.
3. Chính quyền Ai Cập coi chiến tranh đó là một “chiến tranh chính trị” ra lệnh chiếm cho thật nhiều đất, không nghĩ đến sự hao binh tổn tướng. Vì họ biết rằng thế nào Liên hiệp quốc cũng can thiệp, mà bên nào chiếm được nhiều đất thì bên đó lợi. Cho nên người ta hấp tấp lùa quân ra trận mà không chuẩn bị trước, cũng không hề giảng cho dân chúng lại sao lại tấn công Israel thành thử nhiều người lính ngờ rằng chính phủ bắt họ hy sinh tánh mạng để chiếm đất cho những ông chủ điền bự nào đó, cho những quan lớn ở triều đình”.
Mặc dầu vậy, theo Nasser, họ chiến đấu vẫn hăng. Nasser bị thương ở ngực, điều trị ở dưỡng đường, rồi lại trở ra mặt trận với chức thiếu tá.
Cuối năm 1948, ông lập được một chiến công. Điểm mà ông chiếm, Erak El Manchia, với điểm nữa ở gần đó, Faludia, bị Do Thái bao vây luôn hai tháng, sau bị dội bom luôn ba ngày, ông ráng nâng cao tinh thần binh sĩ để cầm cự. Ngày cuối cùng, Do Thái tưởng ông đã hết tinh thần, bèn tấn công, không ngờ bị chặn đứng lại, rồi bị tiêu diệt. Nhờ vậy tinh thần Ả Rập ở Faludja cũng cao lên và cả hai nơi chống cự được cho tới ngày đình chiến.
Vậy không phải chỉ trong quân đội Do Thái mới có sư tử. Và các nhà quan sát quốc tế đều nhận rằng trong những trận đó Do Thái hao quân cũng bộn. Nếu các quốc gia Ả Rập biết đoàn kết để trường kỳ tấn công thì Do Thái tất phải thua.
Nhưng mặc dầu cùng thờ một Chúa, cùng chiến đấu cho một Chúa, mấy khi mà người ta đã đoàn kết với nhau hoài được!
Sau trận Fallouga, Liên hiệp quốc mới can thiệp, ngày 22-5-1948 yêu cầu hai bên ngưng chiến.
Israel lợi dụng thời gian ngưng chiến để gom lại lực lượng, Ả Rập thấy vậy không chịu ngưng chiến nữa, tấn công lại.
Liên hiệp quốc lại bắt ngưng chiến rồi phái bá tước Bernadotte, chủ tịch Hội Hồng thập tự Thuỵ Điển tới điều tra tìm cách giải hoà. Bá tước đưa ra một đề nghị chia lại Palestine một cách hợp lý hơn mà có lợi cho Ả Rập.
Không còn những chỗ ôm nhau, xen vào nhau nữa. Khu vực hai bên rành rẽ hơn trong đề nghị của Uỷ ban Liên hiệp quốc mấy tháng trước. Nhưng lại có một điều rắc rối: Jérusalem sẽ bị quốc tế hoá, điều mà cả Israel lẫn Ả Rập không chịu, mà lại nằm gọn trên đất Ả Rập, Do Thái không đường nào mà vô được.
Một số Do Thái trong nhóm Stern quá khích, ngờ ông có ý thiên vị Ả Rập, ám sát ông. Đó là một lỗi lớn của họ vì khắp thế giới ai cũng phục ông là người cao thượng.
Tình hình hoá ra gay go hơn trước. Hai bên lại choảng nhau. Rồi lại ngưng chiến. Rồi lại choảng nhau. Tới lần ngưng chiến thứ tư mới thật là đình chiến.
Đầu năm 1949, lần lượt Israel ký bốn hiệp định đình chiến với bốn quốc gia Ả Rập: Ai Cập, Syrie Liban, Transjordanie (Iraq không chịu ký vì không có biên giới chung với Israel, còn Ả Rập Saudi thì không tham chiến). Biên giới được định lại như trong bản đồ ở đầu sách, gần đúng theo đường mà quân đội Israel chiếm đóng khi đình chiến.
Biên giới này cũng kì dị vì hai lẽ: lẽ thứ nhất, thành Jérusalem chia đôi: khu cổ về Transjordanie, khu mới về Israel; lẽ thứ nhì, Ai Cập chiếm một thẻo nhỏ theo bờ biển từ Rafa tới Gaza mà biên giới Jordanie ăn lõm vào địa phận Palestine, làm thành một miếng mẻ trên lưỡi dao Palestine.
Thế là Palestine, mất tên trên bản đồ, nhường chỗ cho Israel; và Transjordanie (nghĩa là xứ nằm ở bên kia bờ sông Jourdain) rộng thêm được một chút, đổi tên là Jordanie (nghĩa là xứ nằm trên hai bờ sông Jourdain).
Ai cũng thấy rõ lần này Ả Rập bị ức hiếp: phần đất của họ không xứng với dân số. Chỉ trừ Anh, hết thảy các nước Âu, Mỹ đều thiên lệch, bênh vực Do Thái. Chính Uỷ ban Hồng thập tổ quốc tế cũng công nhận vậy.
Ả Rập uất ức mà đành phải ký để chờ một dịp khác. Trên vòm trời Paletine, một đám mây đen mới tan, nhưng ba phía chân trời vẫn còn u ám.
***
Thành công rồi thì về chăn cừu
Cả thế giới đều ngạc nhiên: Ben-Gurion mạo hiểm mà thành công rực rỡ, ông có công đầu trong việc thành lập quốc gia Israel, ông làm hồi sinh lại dân tộc Do Thái. Có người ví ông với Washington của Hoa Kỳ. Ai cũng phục ông là óc rất sáng suốt, rất thực tế, quyết định rất mau và đúng, mà đức kiên nhẫn, cương cường, hy sinh của ông thì không gì thắng nổi.
Coi tướng ông như một con bò mộng, lùn mập, bắp thịt chắc, cặp mắt nhỏ và sáng, vừng trán cao và rộng dưới những mái tóc trắng như tuyết, ông tuyệt nhiên không ham danh vọng, chỉ một lòng phục vụ dân tộc. Khi tuyên bố thành lập quốc gia rồi, không một chút gièm kỵ Chaim Weizmann (chúng ta nhớ trước kia Weỉzmann nghịch với ông cho ông là bướng bỉnh, nóng nảy, không thành công được), nhường chức Tổng thống cho Weizmann lúc đó ở New York, mà lãnh chức Thủ tướng và Bộ trưởng quốc phòng.
Ông bắt tay ngay vào việc tổ chức, kiến thiết quốc gia (coi phần III). Tháng 11 năm 1953, khi thấy việc nước đã tạm yên, quy củ đã đủ, ông xin từ chức, cùng với vợ về một đồn điền nhỏ ở sa mạc Neguev, sống chung với thanh niên, ăn chung bàn với họ, trong những cái gà-men như họ, ông vừa nuôi cừu vừa viết sách chép lại lịch sử tranh đấu của dân tộc ông từ 1870; ông tính phải viết năm cuốn và khoảng mười năm mới xong. Nhưng năm 1955 dân tộc ông lại buộc ông phải trở về Tel Aviv nắm chính quyền vì biết lại sắp phải chiến đấu với các nước Ả Rập một lần nữa.




----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
Các BÀI VIẾT: link
Các HÌNH ẢNH: link
Các BÀI GIẢNG: link
Sáng tạo đổi mới tái xuất giang hồ: link

Chìa khóa vàng dẫn dắt thành công trong sáng tạo đổi mới: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét