Bí mật thâm cung của giới thương lái thời đồ đá

Người đăng: nhung dieu hay on Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

1. Bí mật thâm cung của giới thương lái. 
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, giới thương lái có điều gì bí mật tuyệt đối không bao giờ thổ lộ cho nhân viên biết, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngươi xem hình sau khắc biết!
Bí mật thâm cung của giới thương lái. (ảnh: nguồn internet)

Đệ tử:
-         Giả thử bí mật thâm cung này bị bại lộ thì dẫn đến hệ lụy gì, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trong hầu hết các nền kinh tế đều có tỉ lệ thất nghiệp lớn hơn 0, điều đó cho thấy số lượng người làm thuê nhiều hơn số lượng người làm chủ. Nếu bí mật này bị bại lộ sẽ bùng phát dữ dội một phong trào khởi nghiệp kinh doanh dẫn đến số người chủ nhiều hơn số người đi làm thuê.
-         Khi đó, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt hơn, vô cùng khó tuyển dụng nhân viên và nhân viên thì sướng như tiên. Một cuộc tráo đổi vị thế giữa giới làm thuê và giới làm chủ!

2. Quái kiệt Thomas Edison tiên sinh.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa cụ thể, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ: 
-          Độc đáo nhất là ngài Thomas Edison tiên sinh.
-         Ngài quê xứ À-mê-ri-cà, chào đời ngày 11/2/1847 tại thành phố Milan bang Ohio, tạ thế ngày 18/10/1931 tại thành phố West Orange bang New Jersey, hưởng thọ 85 tuổi.
Chân dung Edison tiên sinh. (ảnh nguồn internet)
-         Theo sơ yếu lý lịch tự khai, Ngài con ông Samuel Ogden Edison, con bà Nancy Matthews Elliott. Ngài có 2 vợ, sau khi bà cả là nàng Mary Stilwell mất được hai năm Ngài huyền tục với bà sau là nàng Mina Miller, sau này cả ông lẫn bà ra đi mãi mãi trong cùng năm 1931.
Chữ ký của Edison tiên sinh. (ảnh nguồn internet)
Đệ tử:
-         Edison đánh giá về những thành quả của mình như thế nào, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có hai câu nói nổi tiếng của Edison về vấn đề này đó là:
-         Thứ nhất, Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi (Genius is one percent inspiration and ninety-nine percent perspiration)
-         Thứ hai, Tôi chưa bao giờ vô tình làm điều gì, cũng như không phát minh nào của tôi đến từ sự vô tình; chúng đến từ lao động (I never did anything by accident, nor did any of my inventions come by accident; they came by work).
Đệ tử:
-         Có điều gì ẩn ý liên quan đến mồ hôilao độngtrong hai câu trên, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thiên hạ cứ ngỡ mồ hôi và lao động là của chính Ngài, nào ngờ Ngài là một tay tổ quái kiệt trong việc “dùng” mồ hôi và lao động của người khác. Trong đó, khái niệm “dùng” cần được hiểu một cách thấu đáo để phán xét chính xác mọi vấn đề liên quan, từ đó đánh giá chính xác về Ngài.
Đệ tử:
-         Úi mẹ! Có chuyện động trời này sao, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngài tuyển mộ rất nhiều kỹ sư làm việc cho mình, với qui định: “Không ai được phép đăng ký bằng sáng chế riêng, mọi phát minh sáng chế đều phải đề tên Thomas Edison” và “Cứ hai tuần một kỹ sư sẽ phải có một phát minh, nếu không muốn bị mất việc”.
Đệ tử:
-         Kết quả của chiến lược “dùng” người này là gì, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngài nghiễm nhiên trở thành cha đẻ của máy đánh chữ, máy đĩa hát, máy chiếu phim,... và đủ các thiết bị điện khác. Phát minh được xem là lịch sử của Edison - phát minh ra dây tóc bóng đèn điện -  cũng không phải của Ngài nốt. Cha đẻ thực sự của nó là Johseph Wilson Swan, một thợ rửa ảnh làm công cho Ngài.
-         Trong dòng chảy của lịch sử, hậu thế đều ghi nhận phát minh vĩ đại này là của Edison, nào biết đến một anh chàng thợ làm công Swan vô danh tiểu tốt!
Ai là đệ tử của Edison?(ảnh nguồn internet)


Ai là đệ tử của Edison? (ảnh nguồn internet)
*********************************************

Ngày Ất Mão thời đồ đá.
Thomas Edison chủ tọa cuộc họp giao ban của Phòng Thí nghiệm đảm trách dự án chế tạo bóng đèn điện dây tóc. Ngài ôn tồn cất tiếng khai cuộc:
-         Tình hình nghiên cứu chế tạo bóng đèn dây tóc đến đâu rồi, báo cáo Ta nghe.
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Chúng tôi đã thực hiện được hai thí nghiệm rồi ạ! Thí nghiệm thứ nhất dùng sợ dây khoai lang, kết quả đèn chưa sáng. Thí nghiệm thứ hai dùng cá lia thia, kết quả đèn cũng chưa sáng ạ!
Thí nghiệm với dây khoai lang. (ảnh nguồn internet)


Thí nghiệm với cá lia thia. (ảnh nguồn internet)
Thomas Edison:
-         Các ngươi nghe đây! Phương pháp sáng tạo mà Phòng Thí nghiệm chúng ta đang vận dụng là phương pháp thử mò mẫm may rủi (Trial anh Error), tức là lần lượt thử cái này đến cái khác cho đến khi ok. Ta đã chỉ đạo là dùng vật liệu dạng dây nên phương án thí nghiệm với dây khoa lang là hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, phương án dùng cá lia thia là sai be bét rồi đấy.
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Râu/tóc cũng có dạng sợi, vậy dùng râu/tóc để thí nghiệm được không ạ?
Thomas Edison:
-         Ta đã chỉ đạo khoa học rồi, cái gì có dạng sợi thì cứ việc mà thí nghiệm, bất luận nó là chất liệu gì nghe chửa!
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Vậy chúng tôi xin được dùng râu/tóc của mình coi như một sự hy sinh cao cả cho khoa học ạ!
Thomas Edison:
-         Tốt lắm! Tốt lắm! Cố gắng làm việc tích cực vào, kỳ nghỉ năm nay Ta sẽ đài thọ các ngươi đi tắm biển thỏa thích ở xứ nhiệt đới. Đại lý du lịch đã gởi catalogue giới thiệu tour du lịch đây rồi này. Các ngươi xem đi khắc biết!
Món tắm biển trong tour du lịch. (ảnh nguồn internet)


Món golf trong tour du lịch. (ảnh nguồn internet)
Thomas Edison:
-         Còn vấn đề gì nữa không?
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Nhân sự của Phòng Thí nghiệm có mấy người nên mỗi ngày chỉ có thể thực hiện vài thí nghiệm thôi ạ!
Thomas Edison:
-         Ta nói cho các ngươi biết! Nói là thí nghiệm cho hoành tráng cho sang trọng chứ thực chất là cầm sợi dây gắn mỗi đầu vào một điện cực và coi nó có phát sáng không, chỉ thế thôi. Việc này chẳng cần phải trình độ đại sư, thạc sư hay tiến sư chi cả. Cứ tuyển mấy tay nài ngựa hay mấy bà nội trợ vào mà làm.  
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Ngài thật là cao kiến!
Thomas Edison:
-         Ngươi nói chỉ được cái... đúng. Người chịu trách nhiệm về khoa học là Ta.
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Trách nhiệm về khoa học trong thí nghiệm này là gì ạ?
Thomas Edison:
-         Là dùng vật liệu dạng sợi mà thí nghiệm chứ không dùng dạng cục, dạng tấm, dạng lưới, dạng màng, dạng bột, dạng lỏng, dạng huyền phù, dạng nhũ tương, dạng gel,...
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Ngài chỉ dạy chí phải!
Dây tóc có dạng chổi chà. (ảnh nguồn internet)


Dây tóc có dạng đầu lâu. (ảnh nguồn internet)


Dây tóc có dạng bấc thấm. (ảnh nguồn internet)
*********************************************

Ngày Giáp Thìn thời đồ đá.
Lòng lợn là món khoái khẩu của Ngài tiên sinh. Chiều thứ 7 hàng tuần Ngài thường lai rai lòng lợn và vài xị đế cùng với Cai trưởng Phòng Thí nghiệm. Sáng thứ 7 một hôm nọ, đang trên đường đi công tác xa trở về sực nhớ chuyện nhậu nhẹt, Ngài liền rút điện thoại di động ra nhắn tin vào máy điện thoại di động phục vụ công tác điều hành của Phòng Thí nghiệm mà Cai trưởng thường cầm với nội dung sau: “Chuan bi 1kg long lon”.
Món khoái khẩu của Ngài tiên sinh. (ảnh nguồn internet)
Nào ngờ hôm ấy, Cai trưởng có việc nhà xin nghỉ phép nên giao máy lại cho Cai phó cô nương xinh đẹp như nhộng. Nàng chăm chú đọc đi đọc lại tin nhắn mấy lần nhưng chỉ hiểu được khúc đầu “Chuan bi 1kg” có nghĩa là “Chuẩn bị 1 kg”, còn “long lon” nàng phân vân dữ lắm. Nàng có bao giờ nhậu lòng lợn đâu mà hiểu được thâm ý của Ngài tiên sinh.
Bộ chén muỗng của Ngài tiên sinh. (ảnh nguồn internet)
Nàng miên man hồi tưởng lại, trước khi đi công tác Ngài đã chỉ đạo cái gì có dạng sợi đều xứng đáng để thực hiện thí nghiệm và dùng râu/tóc là một sự hy sinh cho khoa học. Đột nhiên, nàng “à” lên một tiếng rõ to, mặt mày đỏ lự như gấc rồi thầm nhủ: “mình không tiếc gì thứ ấy, nhưng đào đâu ra những 1 kg”.
*********************************************

Ngày Đinh Mùi thời đồ đá.
Edison đang ngủ trưa tại tư gia bỗng nhận được cuộc gọi từ Cai trưởng Phòng Thí nghiệm.
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Báo cáo Ngài đèn đã sáng! Chúng ta đã thành công rồi!
Thành công rồi: Đèn đã sáng. (ảnh nguồn internet)
Thomas Edison:
-         Ngươi nói cái gì! Chúng ta đã thành công! Chúng ta là ai?
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Chúng ta là gồm Ngài và các nhà khoa học cùng với 3 tay nài ngựa, 4 bà nội trợ bấy lâu nay thực hiện dự án ạ!
Thomas Edison:
-         Ta nói cho ngươi biết! Tháng nào các ngươi lãnh lương không thiếu một xu, phụ cấp không thiếu một cắc, tiền lễ tiền tết không sót cái chi. Nay thí nghiệm thành công, các ngươi còn đòi hỏi gì nữa. Các ngươi đã bán sức lao động cho Ta thì kết quả lao động của các ngươi phải thuộc về Ta. Vì vậy, các ngươi phải nói là: “Ngài Edison tiên sinh đã phát minh ra dây tóc bóng đèn”.
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Ngài nên nhớ chính chúng tôi mới là người trực tiếp phát minh ra dây tóc bóng đèn!
Thomas Edison:
-         Ngoài vấn đề lương, thưởng, phụ cấp ra. Thế thì vật tư, trang thiết bị, mặt bằng ở đâu ra cho các ngươi thí nghiệm? Tiền chùa à?
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Trong mấy ngàn lượt thí nghiệm, chỉ có lần cuối cùng tôi làm là thành công thôi, phải tính công cho tôi chớ!
Thomas Edison:
-         Thế thì chi phí của mấy ngàn lượt chưa thành công ai thanh toán? Khoa học công nghệ có tính rủi ro rất cao, khi tính cái giá của sự thành công phải tính luôn chi phí của những lần thất bại liên quan chứ.
Cai trưởng Phòng Thí nghiệm:
-         Bẩm ngài tiên sinh. Vậy, tôi không đòi hỏi tiền bạc gì, chỉ cần Ngài cho tôi đứng tên đồng tác giả phát minh được không ạ?
Thomas Edison:
-         Không được! Khoa học bao la vô cùng tận, muốn có danh tiếng thì về nhà bỏ tiền ra mà nghiên cứu. Nếu thành công thì ok, còn không thành công thì coi như đem tiền đổ xuống sông xuống biển.
*********************************************

3. Tinh thần doanh nhân của Edison tiên sinh.
Đệ tử:
-         Vậy, nên nhìn nhận Edison là nhà khoa học hay doanh nhân, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-          Ngài đích thực là một doanh nhân thượng thặng. Ngài sáng lập công ty General Electric (GE) năm 1879 khi tròn 32 tuổi xuân xanh. Hiện tại, GE là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở 120 nước trên thế giới, doanh thu khoảng 170 tỷ USD/năm với 6 lĩnh vực kinh doanh lớn sau: Công nghiệp nặng; Thiết bị y tế; Tài chính; Truyền thông, giải trí; Năng lượng, công nghiệp; Thiết bị gia dụng, chiếu sáng.
Đệ tử:
-         Edison quan niệm về kinh doanh như thế nào, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngài đã từng thốt lên những lời vàng ngọc như sau: Cái gì không bán được thì tôi không muốn sáng chế. Doanh số là bằng chứng về tính hữu dụng, và tính hữu dụng là thành công. (Anything that won't sell, I don't want to invent. Its sale is proof of utility, and utility is success).
Đệ tử:
-         Quan điểm của Edison đối với ý tưởng của người khác như thế nào, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy lắng nghe những lời vàng ngọc khác của Ngài: Trong thương mại và công nghiệp ai ai cũng đánh cắp. Bản thân tôi từng đánh cắp nhiều thứ. Nhưng tôi biết phải đánh cắp như thế nào. Thật chí lý hết chỗ nói!
Tai vách mạch rừng. (ảnh nguồn internet)
Đệ tử:
-         Edison “dùng” các kỹ sư để xây dựng sự nghiệp của mình, Ngài ấy có “dùng” được các nhà bác học khác không, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngài ấy “dùng” còn ác chiến hơn nữa. Nikola Tesla là một nhà phát minh tài năng bậc nhất trong lĩnh vực điện động học. Năm 1883 một người bạn của Edison khuyên Tesla nên thử thời vận ở miền đất hứa Hoa Kỳ.  Cầm bức thư giới thiệu qua Mỹ gặp Edison và từ đó bắt đầu một đoạn đời đầy đau thương cho đến khi Tesla qua đời nơi đất khách quê người.
Đệ tử:
-         Edison “chơi” ra sao mà Tesla đau thương đến thế, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đến Mỹ, Tesla được Edison tuyển dụng ngay, giao cho việc cải tiến máy phát điện với lời hứa: “Nếu thành công năm mươi ngàn đô la sẽ chờ anh”. Sau một năm miệt mài làm việc, kết quả thành công vượt ngoài mong đợi. Edison rất hài lòng vì công ty của ông sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ phát minh này. Tuy nhiên, khi đề cập tiền thưởng thì Edison đã trả lời: “Tesla, rõ ràng anh không hiểu được máu khôi hài của người Mỹ chúng tôi”. Tiếp sau đó là biết bao sự kiện đau thương đến với Tesla, càng có những phát minh quan trọng thì đau thương càng lớn.
Đệ tử:
-         Tiền bạc không có nhưng Tesla được tôn vinh khen thưởng chứ, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Năm 1917 trong giai đoạn nghèo khó, Tesla nghe tin mình được thưởng huy chương mang tên Edison do chính Edison sáng lập. Tesla đã từ chối và nói rằng: “Ông muốn tôn vinh tôi bằng một huy chương để tôi cài lên áo và vênh váo trong vòng một giờ đồng hồ phù phiếm. Ông muốn trao huy chương cho thân xác tôi nhưng tiếp tục để cho trí não tôi và những sản phẩm sáng tạo của trí não đó phải chết lần mòn vì khao khát, bởi ông bất lực trong việc công khai nhìn nhận cái trí não và sản phẩm đó đã tạo nên nền móng cho chính thành công của ông” .
Đệ tử:
-         Tesla thực sự thực hiện nhiều phát minh nhưng có được đứng tên tác giả những phát minh đó không, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tên tuổi của Tesla không được gắn với bất kỳ khám phá khoa học nào sáng giá nên các ý tưởng sau này của ông ấy không thể hấp dẫn giới đầu tư. Trong khi ông mải tư duy về các sáng kiến tương lai thì những người khác liền ăn cắp các patent mà ông đã triển khai, và họ nhận hết vinh quang về mình.
Đệ tử:
-         Sự sáng tạo của Tesla và Edison khác nhau ở điểm nào, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tesla sáng tạo ra sản phẩm, còn Edison sáng tạo ra cuộc chơi. Tesla sáng tạo ra cơ hội nhưng không sáng tạo trong bảo vệ lợi ích của mình. Edison làm được cả hai điều đó!
-         Edison thực sự là một doanh nhân và kẻ rao hàng, nghe ngóng mọi khuynh hướng và cơ hội ngoài xã hội rồi mướn người giỏi nhất trên lĩnh vực hữu quan làm việc cho ông. Nếu cần ông sẽ đánh cắp từ các phe cạnh tranh. Vậy mà ông lại nổi tiếng hơn Tesla, và tên tuổi được gắn liền với nhiều phát minh hơn.
Đệ tử hậu sinh khả úy của Edison. (ảnh nguồn internet)


Đệ tử hậu sinh khả úy của Edison. (ảnh nguồn internet)
Đệ tử:
-         Có thể khắc họa phong cách của Edison qua một câu châm ngôn nào không, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đó là câu châm ngôn của Baltasar Gracián tiên sinh: “Cuộc sống quá ngắn ngủi, còn tri thức thì mênh mông, và sẽ không là cuộc sống nếu không có tri thức. Vì vậy biết tiếp thu tri thức từ người khác là một kế sách tuyệt vời. Nhờ vào giọt mồ hôi trên trán kẻ khác, bạn được tiếng là thánh nhân”.
Edison và Tesla đều là những người khác biệt. (ảnh nguồn internet)
Đệ tử:
-         Trong cơn hấp hối trước khi lìa trần về bên kia cõi đời, hai Ngài đại ca này có tâm trạng ra sao, thưa đạo sĩ tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với Edison, ngài ngâm nga mấy câu thơ khái quát mối liên hệ giữa con người và vật chất như sau:
Biết đời là mây bay.
Sao mãi nhặt cho đầy?
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
-         Còn với Tesla, ngài lấy đàn bầu ra độc tấu bài Làng tôitheo nghệ sĩ Phạm Đức Thành để nhớ về những ngày tháng chăn trâu thổi sáo nơi quê nhà dấu yêu: http://www.youtube.com/watch?v=YkUdCB2MnFE
Quê hương dấu yêu thanh bình. (ảnh nguồn internet)



Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét