Ngân sách cho Inbound Matketing

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Sự phát triển của những website mạng xã hội và những công cụ kĩ thuật đã khiến cho Inbound Marketing trở thành chiến thuật được tìm kiếm nhất trong năm 2012.
Gia tang ngan sach cho inbound marketing
So sánh ngân sách dành cho Inbound Marketing giữa năm 2012 và những năm trước: 47% cao hơn, 42% không đổi, 11% thấp hơn.
Lý do tại sao các công ty gia tăng ngân sách dành cho Inbound Marketing: 54% đã thành công với Inbound, 11% tiết kiệm, 17% thay đổi ban quản trị, 18% lý do khác.
Inbound Marketing định hình lại chuyên marketing bằng cách khởi tạo ra những kĩ năng mới mẻ và tập trung vào nhiều lĩnh vực. Các marketing đã đổi thay cách thức làm việc khác hẳn so với 10-20 năm trước: 58% tốn hơn 6h mỗi tuần để vào các trang mạng xã hội một mình, 34% tốn hơn 11h mỗi tuần để vào mạng xã hội.
Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của Social Media là 34% theo các kết quả điều tra chuyên sâu về lĩnh vực Inbound Marketing.
Inbound Marketing phù hợp cho công ty nhỏ. Trung bình các doanh nghiệp nhỏ đầu tư cho Inbound Marketing nhiều hơn các doanh nghiệp lớp. Tỉ lệ % ngân sách đầu tư cho Inbound Marketing vào năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ (1-5 nhân viên) là 43% và doanh nghiệp lớn (trên 500 nhân viên) là 21%. Bởi vì các doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều chiến thuật Inbound Marketing hơn.
Phân bổ ngân sách cho các công cụ trong việc tìm kiếm khách hàng của công ty nhỏ, công ty lớn trong các mảng Social Media, SEO, Blogs, Email Marketing thuộc Inbound Marketing và các mảng Trade Shows, Paid Search, Direct Mail, Telemarketing thuộc Outbound Marketing.
Ưu điểm của Inbound Marketing so với Outbound Marketing là tốn ít chi phí nhưng lại được nhiều khách hàng hơn. Không phải khách hàng rẻ, mà vì thật ra họ rất nhiều. Cùng xem sự thành công của Inbound Marketing đã tác động đến khách hàng như thế nào.


- Targeted Landing Page Creation: Doanh nghiệp có hơn 40 trang Landing pages thường có lượt truy cập cao gấp 10 lần các doanh nghiệp chỉ có từ 1-5 trang.
- Facebook Reach: Doanh nghiệp có từ 1000 fans trong fanpage thường có khả năng tìm được khách hàng hơn gấp 12 lần so với những doanh nghiệp chỉ có từ 1-25 fans.
- Twitter Reach: Doanh nghiệp có 1000 follower trong Twitter thường có khả năng tìm ra khách hàng cao gấp 10 lần doanh nghiệp chỉ có 1-5 follower.
- Blog size: Doanh nghiệp có hơn 200 bài viết trên blog có khả năng tìm ra khách hàng cao gấp 3,5 lần các doanh nghiệp chỉ viết khoảng 20 bài. – 3,5 lần.
Ngoài việc tìm ra khách hàng tiềm năng, Inbound Marketing còn giúp chuyển họ thành khách mua hàng/sử dụng dịch vụ với tỉ lệ cao hơn Outbound Marketing. Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng: SEO 15%, Direct Traffic 15%, Referrals 9%, Paid Search 7%, Social Media 4%, Outbound Marketing 2%.
[inboundcafe.com]
More about

Inbound Marketing là gì ?

Người đăng: nhung dieu hay


Inbound Marketing lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2005 bởi Brian Halligan – CEO & Đồng sáng lập Hubspot. Thuật ngữ này được dựa trên quan điểm nhận được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng, để bản thân mình dễ dàng được tìm thấy và lôi kéo các khách hàng đến với website của mình bằng cách tạo ra những nội dung giá trị cho khách hàng để họ tự tìm đến và trở thành khách hàng trung thành mà không phải làm phiền họ bằng những tin nhắn rác hay những chiêu quảng cáo phản cảm.
 Trong một chiến lược Inbound Marketing có ba giai đoạn chính: Được tìm thấy (Get Found), Chuyển đổi (Convert) và Phân tích (Analyze).
Được tìm thấy: Tạo nội dung, tối ưu hóa các trang web, tham gia vào các mạng xã hội và thu hút những khách hàng chất lượng vào website của bạn.
Chuyển đổi: tạo ra khách hàng tiềm năng (lead), dẫn họ đến website của bạn, gắn kết họ bằng những email tự động được cá nhân hóa và cung cấp thông tin bổ sung cho đội bán hàng của công ty bạn.
Phân tích: Phân tích những nỗ lực marketing của bạn để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và báo cáo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thực tế từ hoạt động marketing đã thực hiện.
Inbound Marketing được chia thành 5 giai đoạn:
  • Thu hút lượng truy cập.
  • Chuyển đổi khách ghé thăm thành khách hàng tiềm năng (leads).
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực (sales).
  • Chuyển khách hàng thành khách hàng nhắc lại thường xuyên.
  • Phân tích để phát triển liên tục.
Về cơ bản, mô hình mới này chỉ khác mô hình ban đầu ở chỗ mô hình mới tách giai đoạn Chuyển đổi thành 3 giai đoạn nhỏ hơn.
Các hình thức cơ bản của Inbound Marketing gồm có: nhật ký mở (blog), bưu thiếp (postcards), video, sách điện tử (ebook), bản tin điện tử (newsletter), tường thuật (whitepaper), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), marketing mạng xã hội (SMM) và một số hình thức khác của marketing nội dung. Bên cạnh những hình thức của Inbound Marketing, cũng xin được điểm ra các hình thức của mô hình ngược lại – Outbound Marketing – gồm có kêu gọi mua hàng, cold-calling, thư giấy trực tiếp, quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, tờ rơi quảng cáo, hội chợ và các hình thức marketing truyền thống khác.

Phần 1: Vì sao nên chọn Inbound Marketing?

Inbound Marketing hữu ích hơn hẳn ở chỗ nó đạt được khách hàng bằng cách thu hút và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng với những nội dung độc đao, những dữ liệu và các dịch vụ khách hàng, không phải spam làm phiền họ. Nói một cách hình ảnh, Inbound Marketing như một thanh nam châm để hút khách hàng một cách tự nhiên, không phải bằng cách giáng những đòn liên tiếp lên đầu họ bằng các búa tạ nặng nề và lạnh lẽo. Inbound Marketing tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với các hình thức marketing truyền thống. Theo báo cáo về thực trạng Inbound Marketing 2012, những công ty tập trung vào Inbound Marketing thu hút khách hàng tiềm năng với chi phí trung bình thấp hơn đến 62% so với các công ty tập trung đầu tư cho Outbound Marketing.

Tại sao Inbound Marketing lại kỳ diệu đến như vậy?

Hãy nhìn vào quy trình marketing và bán hàng như chiếc phễu. Những khách hàng tiềm năng đầu tiên đến với chúng ta từ trên miệng phễu và những khách hàng hài long thoát ra từ đáy phễu. Là một marketer, mục tiêu của bạn phải tối đa hóa cả số lượng người bước vào miệng phễu và những người bước ra khỏi đáy phễu trên cương vị là khách hàng thực tế. Inbound Marketing sử dụng 3 loại chiến thuật để thực hiện điều này:
Được tìm thấy — Những chiến thuật như viết blog, SEO nhằm thu hút các khách hàng chất lượng ghé thăm website của bạn.
Chuyển đổi — Những chiến thuật như tạo các trang đích (landing pages) và nuôi khách hàng tiềm năng (lead nurturing) nhằm chuyển đổi những khách hàng ghé thăm website thành khách hàng tiềm năng, và khách hàng tiềm năng thành các khách hàng trung thành.
Phân tích — Những chiến thuật nhằm cải thiện hiệu quả của cả quá trình – để tìm được đúng khách hàng ngay từ miệng phễu và khi ra khỏi đáy phễu.

Phần 2: Các chiến thuật để Được tìm thấy của Inbound Marketing

Các chiến thuật Được tìm thấy giúp bạn lôi kéo được khách ghé thăm website (chính là các khách hàng tiềm năng trên miệng phễu). Đây là các chiến thuật marketing quan trọng nhất vì chúng là công việc xây dựng một nền móng: Bạn không thể xây dựng điều gì đó mà không có nền móng. Nếu bạn không có khách ghé thăm website, bạn không thể tạo ra các khách hàng tiềm năng được. Đây là một số chiến lược quan trọng:
Viết blog (Blogging) — Inbound Marketing bắt đầu bằng việc viết blog. Blog là cách tốt nhất để thu hút lượng truy cập. Các công ty có blog thu hút được nhiều hơn 55% khách hàng tiềm năng so với những công ty không có blog. Để được các khách hàng mục tiêu tìm thấy, bạn cần có nội dung hấp dẫn họ. Và blog của bạn là ngôi nhà cho các nội dung đó.
Tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO) — Khách hàng của bạn bắt đầu quy trình mua hàng trực tuyến thường với một công cụ tìm kiếm. Và bạn cần chắc chắn được liệt kê ngay khi họ cần đến. Để đạt được điều này, bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ trong việc lựa chọn từ khóa, tối ưu hóa website của bạn, tạo nội dung và xây dựng hệ thống liên kết.
Mạng xã hội (Social Media) — Ngày nay khi con người lên mạng, họ thường giao tiếp với bạn bè, hỏi, đáp, chia sẻ và thảo luận một loạt các chủ đề. Là một marketer bạn muốn nội dung của bạn thành phần trung tâm của cuộc thảo luận trong lĩnh vực của mình. Nếu nội dung của bạn là một phần cuộc đối thoại, bạn sẽ có thể kéo họ đến với website và đưa họ lên miệng chiếc phễu marketing bán hàng của bạn.
Marketing nội dung (Content marketing) — Marketing nội dung là một chiến thuật khác để bạn được tìm thấy. Cũng giống như việc viết blog, marketing nội dung là việc xuất bản những nội dung hấp dẫn lôi cuốn mọi người đến website. Nhưng không giống viết blog, marketing nội dung không giới hạn với một kênh cụ thể – đó là ý tưởng chung của việc dùng nội dung để kéo mọi người đến website của bạn. Nó có thể bao gồm video, whitepapers, webinars hay các loại nội dung khác.

Phần 3: Các chiến thuật Chuyển đổi của Inbound Marketing

Các chiến thuật Chuyển đổi giúp bạn đón tiếp những khách hàng đã ghé thăm bạn qua blog, mạng xã hội và SEO và biến họ thành các khách hàng trực tiếp và trả tiền cho các sản phẩm dịch vụ của bạn. Nếu không có các chiến thuật Chuyển đổi, dù bạn có tạo ra bất kỳ hoạt động nào trên website chăng nữa, bạn cũng không thể đạt được doanh thu. Dưới đây là các chiến thuật Chuyển đổi quan trọng:
Lời kêu gọi hành động (Calls to Action – CTA) — Bạn nên bắt đầu tương tác với người ghé thăm website và tương tác với họ trong suốt quá trình bán hàng như thế nào? Hãy khuyến khích họ hành động – có thể là tải một tài liệu, hoặc đăng ký vào một hội thảo trực tuyến – bằng các nút, hoặc đường dẫn với nội dung yêu cầu, VD: “Hãy download tài liệu này”. Hoặc “Hãy đăng ký hội thảo”. Nếu bạn không có đủ những kêu gọi hành động, hoặc lời kêu gọi của bạn không đủ thôi thúc, bạn sẽ không có được khách hàng tiềm năng.
Trang đích (Landing Page) — Khi một khách ghé thăm website click vào một CTA, họ cần được đưa đến một trang đích nào đó nơi mà lời mời chào được đáp ứng, và đó là nơi các khách hàng tiềm năng điền vào các thông tin mà đội bán hàng của bạn có thể sử dụng để bắt đầu quá trình chuyển đổi. Ví dụ, khi bạn mời họ tải một tài liệu, trang đích sẽ là trang mà khách ghé thăm gửi các thông tin bạn yêu cầu với mong muốn để tải tài liệu, từ đó, khi bạn có thông tin của họ, họ trở thành khách hàng tiềm năng (lead) của bạn.
Email Marketing — Với các thông tin bạn có được từ việc họ click vào CTA, điền vào trang đích và download tài liệu của bạn, họ vẫn chưa thể trở thành một khách hàng thực thụ. Bạn cần nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng đó. Và Email marketing là một cách giúp bạn thực hiện điều đó. Một loại email tập trung vòa những nội dung hấp dẫn, phù hợp sẽ tạo dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng và giúp họ sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing) — là việc email marketing được kết cấu theo một loạt các thư điện tử chứa các nội dung tuần tự. Các chiến dịch email thường được kích hoạt bởi các trang đích nhất định. Bởi tính tuần tự và được kích hoạt trước, các chiến dịch này trở nên hợp lý hơn và dễ dàng tương tác với khách hàng tiềm năng hơn.
Tự động hóa Marketing (Marketing Automation) — Tự động hóa marketing nhằm diễn tả hoạt động email marketing và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trong đó trình tự và nội dung email được dựa trên dữ liệu khách hàng đã cho phép bạn thu thập. Ví dụ: khi khách hàng đăng ký bản tin hàng tuần của bạn, bạn có thể gửi họ các email đều đặt hàng tuần tóm tắt nội dung mới trên website của bạn. Nhưng nếu họ thích được nhận thông tin trên Facebook hơn và chỉ muốn tập trung vào một số trang nhất định trên website của bạn, bạn sẽ có thể thay đổi chiến thuật cũng như thông điệp bạn đưa ra cho họ.

Phần 4: Các chiến thuật Phân tích của Inbound Marketing

Analysis là mục quan trọng thứ ba trong các chiến thuật Inbound Marketing của bạn. Khi bạn đã bắt đầu thu hút được khách hàng ghé thăm website của bạn qua blog, mạng xã hội và SEO, bạn đã bắt đầu chuyển khách ghé thăm website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thực tế, bạn cần phân tích đánh giá chiếc phễu marketing và bán hàng của bạn và chỉ ra những cách để nó trở nên hiệu quả hơn. Các thước đo quan trọng (Key Metrics ) — Hầu hết các Inbound Marketer sử dụng chiếc phễu marketing bán hàng để làm cơ sở cho quá trình phân tích của họ. Họ nhìn vào các thước đo như sau:
Lượng truy cập Website (Website visitors) — Con số trên miệng phễu: đây là những người đã tìm thấy website của bạn. Họ cần được chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và sau đó trở thành các khách hàng thực tế.
Khách hàng tiềm năng (Leads) — Con số đo ở đoạn giữa phễu. Những người này ghé thăm website và làm gì đó để khác nhận danh tích. Một khi những khách ghé thăm này xác nhận danh tích và trở thành khách hàng tiềm năng, bạn có thể bắt đầu cuộc đối thoại cần thiết để biến họ thành khách hàng thực tế.
Khách hàng thực tế (Customers) — Chính là mục tiêu của bạn ở đáy phễu!
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rates) — Là tỉ lệ những người chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.
Điểm chuẩn (Benchmarks) — Là các dữ liệu làm căn cứ giúp bạn đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ các điểm chuẩn về tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn thấy tương quan về tỷ lệ chuyển đổi giữa công ty bạn và các công ty tương tự.
Hiệu suất của nội dung (Content Performance) — Mỗi loại nội dung bạn tạo ra cần được theo dõi độc lập. Bạn muốn thấy từng loại nội dung lôi kéo được khách ghé thăm website của bạn như thế nào, mức độ thường xuyên sử dụng đối với từng mục, từng loại nội dung đó trong từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế.
Phương pháp phân tích — Qúa trình phân tích trong Inbound Marketing cần được bắt đầu với một loạt câu hỏi nhằm chỉ ra nơi nào chứa cơ hội tốt nhất bạn có thể nắm bắt để có thể tăng lượng bán hàng. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể cân nhắc để bắt đầu:
Lượng khách truy cập website của bạn so với đối thủ? – Nếu bạn ở phía sau đối thủ, bạn cần phải làm gì đó để tang lượng truy cập, nếu bạn đã vượt qua đối thủ, hãy chuyển đến câu hỏi tiếp.
Bạn có đạt được nhiều khách hàng tiềm năng như đối thủ không? Nếu bạn bị tụt sau về tỷ lệ chuyển đổi khách ghét thăm => khách tiềm năng, bạn cần đào sâu vào đoạn giữa cái phễu và tìm ra các cách thức để cải thiện kết quả của bạn.
Có phải bạn hài lòng với khối lượng khách hàng tiềm năng, nhưng không thật hài lòng với doanh số bán hàng? Hãy kiểm tra quá trình bán hàng (ở phần đáy phễu). Bạn có thể làm gì để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tốt hơn, và phát triển kỹ năng bán hàng như thế nào để có thể chuyển đổi được nhiều khách hàng tiềm năng hơn?
Đặt mục tiêu — Công đoạn phân tích cho phép các công ty thiết lập và theo dõi các mục tiêu marketing nhất định. Khi bạn đã xác định được các thước đo chủ đạo và bắt đầu thực hiện công đoạn phân tích, bạn cần đi theo các bước sau để thiết lập các mục tiêu kinh doanh cụ thể:
Đặt mục tiêu khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng— cho quý tới? Năm tới?
Chương trình marketing nào để đạt được các mục tiêu đó? — Với tỉ lệ chuyển đổi đã đặt ra, bạn cần bao nhiêu khách hàng tiềm năng để đạt được doanh số bán hàng mục tiêu?
Cần bao nhiêu khách ghé thăm website? — Bạn cần làm gì để đạt được lượng truy cập đó? Cùng như cách thức để bạn nâng cao tỉ lệ chuyển đổi.
[Sưu tầm]
More about

Kỹ năng mềm - Trình bày slide thẩm mỹ

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013






[Banhbeo's Blog]
More about

LightBlog - Themeforest Blog Magazine WP Theme

Người đăng: nhung dieu hay

More about

Magnovus - Themeforest Magazine Wordpress Theme

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

More about

Newspaper - Themeforest Premium Wordpress Theme

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

More about

Avanti Responsove Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

More about

Gala Electronues Themeforest Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay

More about

ERP - Băn khoăn của người “chưa biết gì”

Người đăng: nhung dieu hay




Thuật ngữ “ERP” đã và đang thâm nhập vào đời sống doanh nghiệp (DN) nhưng vẫn còn rất nhiều người hiểu mơ hồ về nó. Từ thực tiễn của một người làm tư vấn về CNTT, tác giả đã ghi và giải đáp một số điểm băn khoăn mà khách hàng thường đặt ra.

ERP là gì?

DN có thể đã xem thuyết trình một số giải pháp ERP trong và ngoài nước, nhưng phần lớn thời gian ít ỏi này được công ty PM sử dụng để giới thiệu về những “thế mạnh” của giải pháp mà họ sẽ cung cấp. DN thậm chí còn chưa hiểu được đúng “thế nào là ERP” nên phần lớn không hiểu được hết những gì mà nhà cung cấp muốn thuyết trình. Vậy ERP là gì? Tại sao ERP lại có ý nghĩa đối với DN tới mức DN phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua ERP?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm ERP, ở đây tôi sẽ nêu ra theo cách đơn giản nhất để bạn có thể hình dung về ERP.
Nguồn: illustrations.fr
ERP là phần mềm (PM) trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của DN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của DN. Nói cách khác, ERP là PM phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP. Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị...) và tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực của DN chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của DN nên ERP là hệ thống PM rất lớn. Rất nhiều các giải pháp ERP chỉ thực hiện các chức năng theo đúng phạm vi này. Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm ERP đã được mở rộng rất nhiều trong nhiều giải pháp ERP ngoại và nội. Ví dụ module CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng) cũng được tích hợp trong rất nhiều giải pháp ERP quốc tế mặc dù CRM là khái niệm khác so với ERP. Xét về các quy trình hoạt động của DN thì CRM quản lý khâu đầu tiên trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN. Đó là công việc xây dựng hệ thống khách hàng để tạo ra kết quả - các hợp đồng bán hàng và đây là điểm xuất phát của tất cả các hoạt động tiếp theo của DN (mua hàng, sản xuất...) nên nếu module này được tích hợp trong phạm vi hệ thống ERP thì cũng là điều dễ hiểu. Thực tế thì nhu cầu quản lý của các DN “vô cùng phong phú” và không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực. Ví dụ: Các công ty cổ phần có nhu cầu rất lớn về module PM “Quản lý cổ phần và cổ đông” và module này có mối quan hệ chặt chẽ với module kế toán nhưng không nằm trong khái niệm ERP. Nếu chúng ta hiểu ERP trên khía cạnh PM quản lý “tổng thể” DN thì module này cũng nên được tích hợp vào thành phần của hệ thống ERP.

Tóm lại bạn chỉ nên hiểu khái niệm ERP một cách đơn giản nhất: ERP là PM quản lý tổng thể DN, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của DN đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi DN thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.

Khác biệt cơ bản của ERP so với việc duy trì nhiều PM quản lý rời rạc

Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều PM quản lý rời rạc khác (như PM kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) là tính tích hợp. ERP chỉ là một PM duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các PM quản lý rời rạc, nhưng các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp. Tính tích hợp của hệ thống ERP được gọi là tính “tổng thể hữu cơ” do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Vì sự khác biệt cơ bản này mà cách tiếp cận xây dựng hệ thống ERP của các công ty PM và cách hiểu về PM ERP của chúng ta cũng khác đi so với cách hiểu về PM thông thường. ERP là PM mô phỏng và quản lý các hoạt động của DN theo quy trình.

Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các DN hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà DN cho là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN. Cách tổ chức theo phòng, ban này cũng rất khác nhau tùy từng DN, kể cả với các DN hoạt động trong cùng ngành nghề. Khái niệm “quy trình” trong hoạt động của DN được hiểu như sau: nếu cơ cấu tổ chức theo phòng ban của DN được thể hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trình lại được tổ chức theo chiều ngang. Một quy trình hoạt động của DN bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của DN, đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của DN, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng, ban. Các PM quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự...) và như một “ốc đảo” đối với các PM của phòng ban khác. Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản, copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. Các module của ERP cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình. Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ. Các báo cáo trên PM ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau. Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho DN.

Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bạn sẽ thấy rõ nét nhất về các quy trình. Với mỗi DN, các quy trình được phân thành các quy trình sản xuất kinh doanh chính và các quy trình phụ trợ. Các quy trình sản xuất kinh doanh chính là đối tượng đầu tiên được mô phỏng trên hệ thống ERP. Một điều cần nói là rất nhiều DN VN, cho dù đã hoạt động nhiều năm, nhưng vẫn không có các tài liệu về các quy trình hoạt động của mình và các tài liệu này chỉ được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các công ty tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Tại sao giá cả các hệ thống PM ERP cao?

Trào lưu triển khai ERP của các DN có thể sẽ thực sự được bắt đầu trong năm 2007, khi VN đã chính thức gia nhập WTO. DN nào dũng cảm đi tiên phong sẽ có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và dù có thành công hay không thì đổi lại DN cũng sẽ có được kinh nghiệm cần thiết. điều cần suy nghĩ là các DN chậm chân hơn rất có thể sẽ phải trả giá cho sự chậm trễ này.

Đối với các công ty phần mềm, việc xây dựng hệ thống ERP khó hơn rất nhiều so với các PM đơn lẻ. Giá trị lớn nhất và cũng là điều khó thực hiện nhất đối với công ty PM là xây dựng được tính tích hợp trên phần mềm. ERP vừa phục vụ cho tác nghiệp chi tiết của từng nhân viên, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng, ban và nhân viên trong DN. Cơ sở dữ liệu của ERP sẽ rất lớn và từ đó đặt ra thêm nhiều khó khăn cho các công ty PM (để giải quyết vấn đề lưu trữ và xử lý tốc độ hoạt động của chương trình).

Một điểm khó nữa là để xây dựng được PM ERP, các công ty PM không chỉ cần các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tin học mà còn cần am hiểu về hoạt động của DN trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Thêm nữa, một PM ERP tốt cũng chỉ quyết định chưa đến 50% sự thành công của dự án triển khai ERP cho doanh nghiệp. Yếu tố chủ quan của từng DN (như nhận thức và quyết tâm của ban lãnh đạo DN, hệ thống quản lý, trình độ đội ngũ nhân viên...) quyết định tới trên 50% sự thành bại của dự án. ERP là hệ thống PM có phạm vi quản lý rộng trên toàn DN, do đó thời gian triển khai dự án có thể kéo rất dài (thường là từ 6 tháng đến vài năm). Tất cả những yếu tố trên đây đẩy chi phí của công ty PM lên rất cao để có thể hoàn thành việc triển khai dự án cho DN. Do đó giá cả của các hệ thống ERP cao hơn nhiều so với việc trang bị nhiều PM đơn lẻ cộng lại.

Băn khoăn của doanh nghiệp

Rất nhiều câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của các DN trước ngưỡng cửa “tin học hoá quản lý DN”, mà cụ thể là có nên triển khai hệ thống ERP hay không? Và nếu triển khai thì phải lựa chọn giải pháp như thế nào? Một khi DN chưa hiểu được bản chất của hệ thống ERP, cũng như DN sẽ được gì khi trang bị hệ thống ERP thì DN chưa thể quyết định được về việc triển khai ERP. Rất nhiều DN chỉ mơ hồ “cần phải tin học hóa DN nay mai”, hoặc trước trào lưu hội nhập và gia nhập WTO, DN rất sốt sắng nâng cấp hệ thống quản lý bằng việc “mua PM ERP càng nhanh càng tốt!”. Nhưng ERP thực sự là một hệ thống phức tạp, có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và quyết định triển khai. Thực tế, các DN VN hiện nay đang có nhu cầu về dịch vụ tư vấn nhiều hơn so với việc triển khai ngay hệ thống ERP. Tuy nhiên, “cung” đang thấp hơn nhiều so với “cầu” vì hiện không có nhiều công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn này. Tuy vậy, DN có thể tham khảo tư vấn trực tiếp từ chính các công ty cung cấp giải pháp ERP.

Một điều nữa làm cho các DN rất băn khoăn là hiện nay ở VN chưa có nhiều DN triển khai thành công ERP để các DN khác lấy làm “gương” và “noi theo”. Họ chỉ nghe rằng ERP là cái gì đó “rất phức tạp” và có nhiều dự án triển khai ERP thất bại hơn là thành công. Vì vậy tại thời điểm hiện nay, DN VN nào quyết định tiến hành triển khai ERP sẽ là DN thực sự đi tiên phong và rất “dũng cảm”. Điều này cũng đã xảy ra với PM kế toán trước đây. Và các DN đi tiên phong trong việc áp dụng PM kế toán đều là các DN thành công. Tất cả mọi thứ đều có giá của nó! 

Nguồn Internet
More about

Template đẹp và chất cho blog

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Chào các bạn! hôm nay Viettin24h.com mang đến các bạn một số template rất thuận lợi cho Seo, ngoài ra nó còn có giao diện bắt mắt và thân thiện .

1. Breaking News

Breaking news blogger template 300x164 25+ Best Free Magazine Blogger Templates for 2013 Download
DemoDownload


2. News Times
blogger news times blogger template 25+ Best Free Magazine Blogger Templates for 2013 Download
DemoDownload
3. Mag template
BloggerMag blogger template 25+ Best Free Magazine Blogger Templates for 2013 Download
Demo Download
4. Media Online Blogger Template
media online blogger template 25+ Best Free Magazine Blogger Templates for 2013 Download
Demo Download
5. Johny Magazine Blogger Template
Johny magazine blogger template 25+ Best Free Magazine Blogger Templates for 2013 Download
Demo Download
6. Johny Darkfile
More about

Mogent - Themeforest Mobile Ready Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay on Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

More about

Breeze - Themeforest Responsive Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay

More about

Fresh - Responsive Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

More about

Aquitaine Themeforest Bussines Landing Page

Người đăng: nhung dieu hay

More about

The Restaurant Classic Edition Wordpress Theme

Người đăng: nhung dieu hay

More about

Wiser - Themeforest Responsive Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay on Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

More about

Fancy - Themeforest Clothing Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay

More about

Cách trỏ tên miền của yahoo về blogspot

Người đăng: nhung dieu hay

Gần đây có rất nhiều người hỏi Viettin365 về cách trỏ tên miền mua từdomain.yahoo.com về blogspot . Mình cũng đã search trên mạng nhưng chưa có một bài viết cụ thể nào về cách cài đặt tên miền trên trên trang domain.yahoo.com . Hôm nay Viettin365 sẽ chia sẻ đến các bạn cách trỏ tên miền từ domain.yahoo.com về blogspot một cách cụ thể. 

1.Việc đầu tiên bạn cần làm nếu chưa có tên miền riêng là đăng kí tài khoản và mua cho mình một domain 

2. Nếu các bạn đã có thì chúng ta bỏ qua bước 1 và tiến hành đăng nhập vào tài khoản 
3. Bước xác minh tài khoản các bạn tự làm nhé 


4. Truy cập vào tài khoản của bạn 
5. Chọn vào phần cài đặt domain
6. Vào quản lý và cài đặt DNS


7. Bây giờ chúng ta quay trở lại blogger
Cài đặt => Thêm miền tùy chỉnh => Gõ domain => Lưu lại => Nhận được thông báo tương tự như bên dưới

Đây là 2 bản ghi chúng ta cần copy lại để paste vào Domain control panel (Chút nữa mình sẽ hướng dẫn các bạn cách paste vào DNS)

8. Bây giờ chúng ta sẽ lấy địa chỉ IP của domain
- Vào Run gõ lệnh CMD
run windows 7
sau đó gõ config tên miền tương ứng
ping www.viettin365.com -t

Sau khi nhấn enter chúng ta sẽ nhận được địa chỉ IP của domain có dạng 

        Pinging www.viettin365.com [74.125.31.121] 

9.Quay lại quản lý và cài đặt domain .
Qua 2 bước 7 và 8 chúng ta có 4 bản ghi bây giờ tiến hành cài đặt trên domain . Các bạn chỉnh sửa và thêm bản mới(cái này đơn giản các bạn tự làm nhé) . Sau khi hoàn thành nó có dạng như sau: 

Phần mình đánh mũi tên màu xanh nó dùng để tạo email cá nhân mình đã giới thiệu trong bài :

Cách tạo Email cho tổ chức, công ty từ domain hiện có

(Các bạn không cần quan tâm đến nó)
Trên đây là toàn bộ cách trỏ tên  miền từ domain.yahoo.com về blogspot . Các bạn có thắc mắc gì hãy để lại comment bên dưới mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất 
Cám ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ 
More about

Imagination - Responsive Magento Theme

Người đăng: nhung dieu hay

More about